Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về phát triển KT-XH và cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH. - Phân tích đánh giá tác động của cơ cấu chi NSNN ở CHDCND Lào tới phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2012. - Đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH ở CHDCND Lào -1- MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trải qua nhiều năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dâncách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo đất nước; nhất là từ năm1986 đến nay đã có những thành tựu nổi bật, như: Quốc phòng, an ninh đượcgiữ vững; kinh tế-xã hội (KT-XH) liên tục phát triển; đời sống nhân dân đãđược cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại đãđược mở rộng, vai trò, uy tín của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân(CHDCND) Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đạt được những thành tựu trên đây có phần đóng góp quan trọng củangân sách nhà nước (NSNN) - công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước.Chi NSNN ở CHDCND Lào trung bình hàng năm tăng ở mức độ đáng kể.Tốc độ tăng chi NSNN ở CHDCND Lào cao như vậy đã tạo ra cơ hội để đổimới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, tham gia hội nhậpkinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn điều hành NSNN ở CHDCND Lào trong thời gianqua còn có nhiều bất cập, như: Cơ cấu chi NSNN chưa góp phần phân bổnguồn lực tài chính công hiệu quả hơn giữa các loại hình chi; Giữa các ngành,các lĩnh vực; chưa đảm bảo phân bổ công bằng và hướng về người nghèonhiều hơn. Mặt khác, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ảnhhưởng đến việc thực hiện cơ cấu chi NSNN, mà hậu quả là phải cắt giảm mộtsố khoản chi, dẫn đến không đạt mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra. Nhậnthức được điều đó, trong quá trình phát triển đất nước để thực hiện được cácmục tiêu và giải quyết vấn đề đặt ra, Nhà nước phải có chủ trương, chínhsách, giải pháp tích cực để từng bước nâng cao chất lượng điều hành chiNSNN, trong đó có giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN. Để góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách đã nêu trên, tác giả đãmạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triểnKT-XH ở CHDCND Lào” để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ kinh tế. -2-2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thựctiễn có liên quan đến chi và quản lý chi NSNN. Sản phẩm của mỗi cách tiếpcận đó có thể là các luận văn ở trình độ Thạc sĩ; có thể là các luận án ở trìnhđộ Tiến sĩ; hoặc cũng có thể là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học, haycác bài báo thuộc các cấp khác nhau quản lý;…Tuy nhiên, với các mục đíchnghiên cứu khác nhau thì kết quả kỳ vọng đối với sản phẩm nghiên cứu khácnhau. Nên tác giả của mỗi công trình đó cũng đã biết giới hạn lại phạm vinghiên cứu cho phù hợp. Có thể khái quát nội dung của các công trình trênqua một số nét sau:2.1. Các nghiên cứu trong nước Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, đổi mới quản lýNSNN ở CHDCND Lào cũng đã được Đảng NDCM và Chính phủ CHDCNDLào đặc biệt quan tâm. Chính yếu tố này đã thúc đẩy các nhà quản lý, các nhànghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính công nói riêng đầu tưcông sức để nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho tiến trình đổimới cơ chế quản lý NSNN ở CHDCND Lào trong những năm vừa qua. Thực tế cho thấy có khá nhiều các bài báo được đăng tải trên tạp chícủa ngành Tài chính Lào xuất bản hàng tháng cũng có đề cập đến từng khíacạnh riêng, nhỏ lẻ có liên quan đến xu hướng đổi mới quản lý NSNN, như:Khamkeo Chanthavong với bài “Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách địaphương ở tỉnh Luangnamtha” đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 4/2010;Khamtanh Phommaseng với bài “Tăng cường quản lý chi ngân sách Thànhphố Viêng chăn” đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 2/2009; Sisouphan với bài“Đổi mới cách thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thông ởCHDCND Lào” đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 5/2011;.v.v… Điểm chungnhất của các bài báo là chủ yếu đề xuất những ý kiến mang tính tác nghiệp -3-gắn liền với vị trí mà các tác giả đang phải thực thi trách nhiệm trong quản lýNSNN ở một ngành, hay ở một địa phương cụ thể. Do vậy, những thông tin từquản lý NSNN trên một giác độ nào đó của thực tiễn ở mỗi địa phương haymỗi ngành đã được trình bày có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch địnhchính sách về quản lý NSNN ở Bộ Tài chính CHDCND Lào, hay các quanchức trong bộ máy Chính phủ có trách nhiệm trong quản lý kinh tế của đấtnước. Mặt khác, đây cũng là diễn đàn thể hiện tính dân chủ trong luận bàn,đánh giá và tham vấn chính sách về quản lý NSNN một cách rộng rãi, thểhiện quan điểm phát huy dân chủ của Chính phủ trong quản lý kinh tế nóichung và NSNN nói riêng. Tuy nhiên, hàm lượng nghiên cứu mang tính lýluận và những đòi hỏi trình bày phải có tính lôgic cho các đề xuất, kiến nghịhoặc các luận giải về hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn thì còn rấtthiếu hoặc rất nông cạn. Gần đây đã có những công trình mang tầm lý luận và có tính khoa họccao hơn xuất hiện trong lĩnh vực nghiên cứu về NSNN ở CHDCND Lào, như: Luận văn Thạc sĩ kinh tế về đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý chiNSNN tại nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay” của học viênPhonexay Phongsavanh năm 2010. Tác giả của bản luận văn này đã đạt đượcnhững thành công sau: Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận xoay quanh các khâu của chutrình quản lý chi NSNN; Đã thực hiện đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN ở CHDCND Làogiai đoạn 2001-2009 và chỉ ra các ưu, nhược điểm trong quản lý chi theo từngkhâu của chu trình đó; Đã đề xuất được hệ thống giải pháp (gồm 06 nhóm giải pháp) nhằmtăng cường quản lý chi NSNN ở CHDCND Lào cho các năm 2010 trở đi. -4- Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn ở trình độ Thạc sĩnên nội dung cũng chủ yếu tập trung vào đánh giá những hoạt động quản lýchi NSNN trên giác độ tuân thủ pháp luật của quản lý NSNN hiện hành, hầunhư chưa biết gắn giữa ...