Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre
Số trang: 176
Loại file: pdf
Dung lượng: 11.27 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu tổng quát của luận án: Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống (Gobiidae và Eleotridae) để làm cơ sở cho quản lý nguồn lợi cũng như phát triển nuôi trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINHHỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2016 A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINHHỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH Cần Thơ, 2016 B LỜI CẢM TẠ Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts.TrầnĐắc Định, Gs. Ts. Nguyễn Thanh Phương. Thầy đã tận tình quan tâm, giúp đỡ,hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và những lời khuyên quýbáu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này.Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học CầnThơ đã cung cấp thêm kiến thức, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thànhnghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, các đồng nghiệp tạiTrường THPT Quản Trọng Hoàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi sớm hoànthành khóa học. Tôi xin cảm ơn dự án Nagao đã hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thànhnghiên cứu này. Sau cùng tôi kính lời cảm ơn sâu sắc gởi đến gia đình và bạn bè tôi, tấtcả mọi người đều luôn ủng hộ vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốtchương trình học này. Tác giả luận án Nguyễn Minh Tuấn i TÓM TẮT Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae cóthành phần loài rất phong phú và có nhiều loài có giá trị kinh tế. Bến Tre cóbốn cửa sông thuộc hạ lưu sông Tiền là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sựphát triển của nhóm cá này, nhưng cho đến nay, ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa cócông trình nghiên cứu đầy đủ về đa dạng thành phần các loài cá bống và đặcđiểm sinh học của chúng. Chính vì vậy nghiên cứu “Thành phần loài và đặcđiểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae vàEleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4năm 2012 đến tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của luận án nhằm cung cấp dữ liệuvề thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, xác định những loài cógiá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Đồng thời, xácđịnh một số đặc điểm sinh học của hai loài có giá trị kinh tế quan trọng là cábống cát (Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975) và cá bống sao(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) bao gồm: đặc điểm hình thái của cơquan tiêu hóa, phổ thức ăn, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản. Đề tàicung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản những đốitượng này trong tương lai và quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae vàEleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre khá đa dạng. Nghiên cứu đãxác định được 26 giống, 35 loài; trong đó họ cá bống trắng (Gobiidae) có 22giống , 28 loài chiếm 80% và họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống, 7 loàichiếm 20%. Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có 13 loài cá bống có giá trịkinh tế (họ Gobiidae có 9 loài chiếm 69,2% và họ Eleotridae có 4 loài chiếm30,8%) đang được khai thác và thương mại hóa tại địa phương. Hai loài cábống kèo (Pseudapocryptes elongatus) và cá bống tượng (Oxyeleotrismarmorata) đã và đang được phát triển thành đối tượng nuôi tại khu vựcnghiên cứu. Thêm vào đó, hai loài cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao(B. boddarti) có giá trị kinh tế cao được người dân địa phương ưa chuộng, cónhiều tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai. Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ănchủ yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Cá bống sao có RLG > 1, thức ănchủ yếu là khuê tảo chiếm 87,8% và tảo lam (11,3%). Cá bống cát thuộc nhómcá miệng trên, miệng rộng, lưỡi phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuốilưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng hầu phát triển, lược mang códạng núm hoặc gai nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và thành ruộtdày. Cá bống sao thuộc dạng cá miệng dưới, không có răng hầu, lược mang iimảnh, mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm chắn, thực quản lớn, vách dạ dàymỏng, ruột dài. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa vàphổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn động vật và cá bống sao ăn thựcthực vật. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng xác định được phương trìnhtương quan chiều dài và khối lượng của cá bống cát là W = 0,019*L2,72(R2 = 0,925; n = 411), và cá bống sao là W = 0,008*L3,03 (R2 = 0,845; n = 435).Kết quả này cho thấy cá bống cát tăng trưởng về chiều dài hơn so với chiềurộng và chiều cao thân; cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài,chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích sinh trưởng cho thấy cá bốngcát có chiều dài tối đa L∞ = 300 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,77/năm;t0 = -0,02/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,84; tuổi thọ tmax = 3,9 năm. Trongkhi đó, cá bống sao có chiều dài tối đa L∞ = 160 mm; hệ số tăng trưởngK = 0,55/năm; t0 = -0,01/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,15; tuổi thọ (tmax)của cá được xác định là 5,5 năm. Nghiên cứu đặc điểm sinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản: Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINHHỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2016 A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINHHỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH Cần Thơ, 2016 B LỜI CẢM TẠ Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts.TrầnĐắc Định, Gs. Ts. Nguyễn Thanh Phương. Thầy đã tận tình quan tâm, giúp đỡ,hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và những lời khuyên quýbáu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này.Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học CầnThơ đã cung cấp thêm kiến thức, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thànhnghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, các đồng nghiệp tạiTrường THPT Quản Trọng Hoàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi sớm hoànthành khóa học. Tôi xin cảm ơn dự án Nagao đã hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thànhnghiên cứu này. Sau cùng tôi kính lời cảm ơn sâu sắc gởi đến gia đình và bạn bè tôi, tấtcả mọi người đều luôn ủng hộ vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốtchương trình học này. Tác giả luận án Nguyễn Minh Tuấn i TÓM TẮT Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae cóthành phần loài rất phong phú và có nhiều loài có giá trị kinh tế. Bến Tre cóbốn cửa sông thuộc hạ lưu sông Tiền là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sựphát triển của nhóm cá này, nhưng cho đến nay, ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa cócông trình nghiên cứu đầy đủ về đa dạng thành phần các loài cá bống và đặcđiểm sinh học của chúng. Chính vì vậy nghiên cứu “Thành phần loài và đặcđiểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae vàEleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4năm 2012 đến tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của luận án nhằm cung cấp dữ liệuvề thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, xác định những loài cógiá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Đồng thời, xácđịnh một số đặc điểm sinh học của hai loài có giá trị kinh tế quan trọng là cábống cát (Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975) và cá bống sao(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) bao gồm: đặc điểm hình thái của cơquan tiêu hóa, phổ thức ăn, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản. Đề tàicung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản những đốitượng này trong tương lai và quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae vàEleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre khá đa dạng. Nghiên cứu đãxác định được 26 giống, 35 loài; trong đó họ cá bống trắng (Gobiidae) có 22giống , 28 loài chiếm 80% và họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống, 7 loàichiếm 20%. Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có 13 loài cá bống có giá trịkinh tế (họ Gobiidae có 9 loài chiếm 69,2% và họ Eleotridae có 4 loài chiếm30,8%) đang được khai thác và thương mại hóa tại địa phương. Hai loài cábống kèo (Pseudapocryptes elongatus) và cá bống tượng (Oxyeleotrismarmorata) đã và đang được phát triển thành đối tượng nuôi tại khu vựcnghiên cứu. Thêm vào đó, hai loài cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao(B. boddarti) có giá trị kinh tế cao được người dân địa phương ưa chuộng, cónhiều tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai. Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ănchủ yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Cá bống sao có RLG > 1, thức ănchủ yếu là khuê tảo chiếm 87,8% và tảo lam (11,3%). Cá bống cát thuộc nhómcá miệng trên, miệng rộng, lưỡi phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuốilưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng hầu phát triển, lược mang códạng núm hoặc gai nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và thành ruộtdày. Cá bống sao thuộc dạng cá miệng dưới, không có răng hầu, lược mang iimảnh, mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm chắn, thực quản lớn, vách dạ dàymỏng, ruột dài. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa vàphổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn động vật và cá bống sao ăn thựcthực vật. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng xác định được phương trìnhtương quan chiều dài và khối lượng của cá bống cát là W = 0,019*L2,72(R2 = 0,925; n = 411), và cá bống sao là W = 0,008*L3,03 (R2 = 0,845; n = 435).Kết quả này cho thấy cá bống cát tăng trưởng về chiều dài hơn so với chiềurộng và chiều cao thân; cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài,chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích sinh trưởng cho thấy cá bốngcát có chiều dài tối đa L∞ = 300 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,77/năm;t0 = -0,02/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,84; tuổi thọ tmax = 3,9 năm. Trongkhi đó, cá bống sao có chiều dài tối đa L∞ = 160 mm; hệ số tăng trưởngK = 0,55/năm; t0 = -0,01/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,15; tuổi thọ (tmax)của cá được xác định là 5,5 năm. Nghiên cứu đặc điểm sinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản Thành phần loài Cá bống sao Cá bống cát Phổ thức ănTài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
78 trang 348 2 0
-
174 trang 343 0 0
-
206 trang 308 2 0
-
228 trang 273 0 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 258 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 245 0 0 -
32 trang 232 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 230 0 0