Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện trạng và một số đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) nuôi trong môi trường nước lợ

Số trang: 202      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.43 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm phân tích được thực trạng và tìm ra các luận cứ khoa học để phát triển nuôi tôm càng xanh nước lợ, giúp đa dạng hóa mô hình nuôi và đối tượng nuôi, ổn định kinh tế xã hội cho người dân vùng ven biển, đồng thời góp phần thích ứng với hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện trạng và một số đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) nuôi trong môi trường nước lợ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH KIM HƢỜNGNGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) NUÔI TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC LỢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cần Thơ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH KIM HƢỜNGNGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) NUÔI TRONG MÔI TRƢỜNG NƢỚC LỢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI PGS. TS. ĐỖ THỊ THANH HƢƠNG Cần Thơ, 2016 LỜI CẢM TẠ Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS. TrầnNgọc Hải và Cô PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Hương, Khoa Thủy sản - Trường Đạihọc Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, động viên, giúp đỡ và cho tôinhững lời khuyên quý báu trong thời gian thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo Quý Phòng, Ban vàKhoa Nông Nghiệp Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh, đã tạo điều kiện chotôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản,Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản đã hỗ trợ cơ sở vật chất thực hiệnluận án này. Xin chân thành cảm ơn đến TS. Lê Quốc Việt, TS. Dương Thúy Yên,TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, ThS. Nguyễn Thị Kim Hà luôn sẵn lòng giúp đỡ,chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy, Cô, Anh, Chị nghiên cứu sinhKhoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ, động viên tôi trong thờigian học tập tại Trường. Xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Quý cơ quan: Chi cục Nuôi trồngThủy sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long đã cung cấp số liệu cho tôi thực hiện luận án này. Chân thành cảm ơn ThS. Lai Phước Sơn và các Anh, Chị công tác tạiKhoa Nông nghiệp Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh luôn tận tình giúp đỡvà động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Xin gửi lời cảm ơn đến các em Nguyễn Tuấn Kiệt lớp cao học khóa 17,em Võ Thị Thư lớp Đại học Thủy sản khóa 34 và tập thể lớp Đại học Nuôitrồng Thủy sản khóa 34 đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệmcủa luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bèđã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Tác giả Huỳnh Kim Hường i TÓM TẮT Tôm càng xanh là đối tượng nuôi thủy sản quan trọng ở Đồng bằng SôngCửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Luận án này được thực hiện nhằm tìm hiểucơ sở khoa học, đánh giá hiện trạng, tiềm năng cũng như đề xuất những giảipháp cho phát triển nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ, góp phầnphát triển bền vững nghề thủy sản ở ĐBSCL. Nội dung của luận án gồm (i)Khảo sát hiện trạng nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ ở ĐBSCL; (ii) Thínghiệm so sánh một số chỉ tiêu sinh học, tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm càngxanh nuôi trong bể với các độ mặn khác nhau; và (iii) Thực nghiệm nuôi tômcàng xanh qui mô nông hộ ở vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh. Đối với nội dung khảo sát hiện trạng nuôi tôm vùng nước lợ ở ĐBSCL,đề tài đã chọn và khảo sát 2 mô hình chính, gồm (i) Mô hình tôm càng xanhxen canh với lúa trên ruộng luân canh với tôm sú (MH1), với 60 hộ nuôi tạitỉnh Bạc Liêu; và (ii) Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao luân canh với tômsú (MH2) với 48 hộ nuôi tại tỉnh Trà Vinh. Phương pháp phỏng vấn theo biểumẫu soạn sẵn, thu thập các thông tin chủ yếu về kỹ thuật và khía cạnh tàichính, cũng như nhận thức của người nuôi về các mô hình. Nghiên cứu cũngchọn 16 hộ áp dụng mô hình (ii) ở Trà Vinh tái khảo sát năm 2013 để đánh giánhững thay đổi kỹ thuật và hiệu quả nuôi qua các năm 2010 và 2013. Ngoài ra,luận án cũng tìm hiểu, thu thập thông tin thứ cấp về tình hình phát triển diệntích, sản lượng, năng suất tôm càng xanh nuôi ở ĐBSCL nói chung và các tỉnhvùng nước lợ nói riêng, làm cơ sở cho đánh giá và định hướng phát triển. Kếtquả nghiên cứu cho thấy, hiện nay ĐBSCL có 15.270 ha nuôi tôm càng xanh,đạt sản lượng 5.770 tấn, trong đó các tỉnh vùng nước lợ ven biển chiếm 90,1%tổng diện tích nuôi và 64,8% tổng sản lượng tôm nuôi. Đối với MH1, nuôi tômcàng xanh xen canh với lúa trên ruộng luân canh tôm sú, ruộng nuôi có diệntích trung bình là 2,15 ha, mật độ 1,05 con/m2, đa số các hộ nuôi không cho ănbổ sung, năng suất tôm đạt trung bình 110 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 11,5 triệuđồng/ha/vụ. Đối với MH2, nuôi tôm càng xanh luân canh với tôm sú trong ao,diện tích ao nuôi trung bình là 0,6 ha, mật độ nuôi trung bình 8,97 con/m2, choăn bằng thức ăn công nghiệp hay có kết hợp với thức ăn tự chế hoặc cá tạp,năng suất, lợi nhuận trung bình 886 kg/ha/vụ và 68 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi tômcàng xanh với chi phí thấp, nhưng đã góp phần quan trọng vào cơ cấu thunhập và tăng thu nhập cho các mô hình. Nghiên cứu đã phân tích chi tiết ảnhhưởng của các yếu tố kỹ thuật (diện tích, mật độ, thức ăn, quản lý nước,...),đặc biệt là ảnh hưởng của độ mặn lên năng suất và hiệu quả tài chính của cácmô hình. Qua đó, chứng minh được nuôi tôm ở vùng nước lợ 5 - 10‰ cho iităng trưởng, năng suất và hiệu quả tài chính tương đương ở vùng nước có độmặn thấp hơn. Đối với nội dung nghiên cứu nuôi tôm quần thể và cá thể trên bể ở cácđộ m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: