Danh mục

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh

Số trang: 202      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.46 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 202,000 VND Tải xuống file đầy đủ (202 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tới các bạn những nội dung về quan hệ giữa phép nối, mạch lạc và văn bản; cấu tạo từ ngữ nối và quan hệ nghĩa, ngữ pháp của phép nối; một số điểm tương đồng và khác biệt của phép nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NĂMSO SÁNH PHƯƠNG THỨC NỐI TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nê utrong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Văn Năm Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 QUY ƯỚC VIẾT TẮTLiên kết LKLuận án LANgữ pháp văn bản NPVBNgôn ngữ học NNHPhân tích diễn ngôn PTDNPhương thức liên kết PTLKPhép nối PNTừ ngữ nối TNNVăn bản VBSố cứ liệu 20, Nam Cao, Chí Phèo [20, NC , CP] MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngữ pháp truyền thống xem câu là đơn vị lớn nhất, trên câu không có một đơn vị nào khác, do vậy,trước những hiện tượng tuy bị khuôn định trong phạm vi câu như các từ ngữ nối (TNN): nói tóm lại, trướchết, kế đến ... hoặc các đơn vị qui mô lớn hơn câu như chỉnh thể trên câu, đoạn văn, chương, phần… thìchưa được chú ý đến. Vì vậy, ngữ pháp văn bản (NPVB) và phân tích diễn ngôn (PTDN) ra đời như mộttất yếu của quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học (NNH), để giải quyết những vấn đề ngôn ngữ trong hànhchức mà do nhiều lý do ngữ pháp câu chưa vươn tới. Những công trình đặt nền móng cho NNH văn bản đã xuất hiện vào những năm 501 của thế kỷ XX.Nhưng lúc bấy giờ có ít người quan tâm đến sự tồn tại của ngành học này. Bước sang những năm 70 củathế kỷ XX, NNH văn bản đã nhanh chóng đạt tới thời kỳ phát triển nở rộ. Ở Việt Nam, sau đó, từ nhữngnăm 80 của thế kỷ XX, các thành tựu nghiên cứu ngành học này, bước đầu, được đưa ra giảng dạy ởtrường phổ thông và đã thu được những kết quả nhất định. Các nhà NNH hiện đại như J. L. Austin(1962)2, quan niệm rằng, giao tiếp bằng ngôn ngữ, thực chấtlà một hành động tương tác giữa con người với nhau. Đó là một phát hiện độc đáo về chức năng của ngônngữ, giúp các nhà ngữ học đánh giá đúng bản chất mọi mặt biểu hiện của giao tiếp lời nói. Khi bàn đếngiao tiếp lời nói thì phải nói tới phát ngôn3 (câu) và diễn ngôn (văn bản). Và do đó mà E. Benveniste đã cónhận định rằng “câu là sự sáng tạo không cùng, sự đa dạng không có giới hạn, chính là đời sống của ngônngữ đang hành chức”. Càng ngày các nhà NNH càng nhận thấy rằng nghiên cứu VB và diễn ngôn thìkhông thể tách rời các phát ngôn một cách đơn lẻ. Và, như vậy thì chưa giải quyết triệt để được vấn đềphân tích mọi khía cạnh ngữ nghĩa của lời nói, của phát ngôn. “Nếu xem xét bản thân mỗi phát ngôn riênglẻ sẽ không thể giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi phát ngôn, nhưng lại liên quan tớinhiều khía cạnh ngoài phát ngôn, ngoài câu” [108, tr. 13]. Những nhà NNH VB như P. Hartmann (1968)và W.Dressler (1970) đã thừa nhận VB là đơn vị lớn nhất có chức năng giao tiếp. Nó đã thu hút sự quantâm nghiên cứu của nhiều ngành học khác nữa, trong đó có NNH. Những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều công trình lý luận về NPVB đã đến với các nhà Việt ngữ học.Nhiều thành tựu NPVB đã được ứng dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Nhờ đó, nhiều cuốn sách, bàiviết nghiên cứu về NPVB tiếng Việt, đã được xuất bản hoặc được giới thiệu khá phong phú trên tạp chíchuyên ngành. Và cũng từ đó, việc nghiên cứu tiếng Việt có thêm những khám phá mới, nhất là khi có vậndụng những thành tựu của NPVB và PTDN vào để miêu tả tiếng Việt. Ngày nay, việc khảo sát lời nói đặt trong chuỗi phát ngôn, đặt trong VB là một vấn đề có tínhnguyên tắc, khi phân tích ngữ nghĩa của phát ngôn, trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Hay nói một cáchkhác, nghiên cứu ngữ nghĩa biểu hiện của các phát ngôn trong ngôn cảnh, là một xu hướng nghiên cứuphổ biến, được đặc biệt chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại. Và trong thực tế, NNH hiện đại – với nhữngthành tựu xuất sắc của ngữ dụng học - đã đem lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao về lĩnh vực này.NPVB trở thành một chuyên ngành NNH, theo chúng tôi, vẫn còn đặt ra nhiều đề tài hấp dẫn cho những aiquan tâm đến nó. Liên kết (LK; tiếng Anh: cohesion) trong VB là một hiện tượng luôn được đề cập và khảo sát trướctiên trong NPVB. Vấn đề này đã được nhiều nhà NNH xem xét với những phạm vi và mức độ khác nhau.Bởi vì, nếu quan sát các phát ngôn trong giao tiếp, ta sẽ thấy ...

Tài liệu được xem nhiều: