Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 925.93 KB      Lượt xem: 53      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam" là nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những biểu hiện của tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam trên hai bình diện nội dung và hình thức qua từng loại đối tượng, từng thời kì lịch sử, nhằm làm rõ sự hình thành, vận động, phát triển của tư tưởng thị tài; xem xét những yếu tố cấu thành, chi phối sự thể hiện tư tưởng thị tài của tác giả trong tác phẩm của họ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ================ TẠ THU THỦY TƯ TƯỞNG THỊ TÀI TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam (Trung đại) Mã số: 9.22.01.21TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lã Nhâm ThìnPhản biện 1: GS.TS. Trần Nho Thìn, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà NộiPhản biện 2: PGS. TS. Trần Thị Trâm, Học viện Báo chí và Tuyên truyềnPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng, Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ………… họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …. giờ … ngày … tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tư tưởng thị tài có nguồn gốc từ triết học đi vào văn học, thể hiện nhân sinh quan, quanđiểm, phong cách của người viết. Trong văn học, tư tưởng thị tài thể hiện ở ý thức về tài năng cùngkhát vọng cống hiến tài năng ấy cho cộng đồng của cá nhân. Dưới tác động của các yếu tố văn hóa,xã hội và các luồng tư tưởng khác, tư tưởng thị tài có một quá trình diễn tiến khá phức tạp, phongphú. Nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam là một cách để hiểu rõ hơn tâm hồn,ý chí, lòng tự tôn, khát vọng sinh tồn và phát triển của người Việt. 1.2. Đã từng có những nghiên cứu về tư tưởng thị tài nhưng chưa có các nghiên cứu chuyên sâu,chuyên biệt. Các nhà nghiên cứu xem thị tài như một phẩm chất có tính riêng biệt của các nhà nhotài tử và chỉ được thể hiện trong sáng tác của họ vào cuối thế kỷ XVIII. Nhưng khảo sát cho thấythị tài là nét tâm lí mang tính phổ biến trong ý thức con người. Trong văn học trung đại, tưtưởng thị tài được thể hiện rất sớm và diễn tiến theo những thăng trầm của lịch sử. Nghiêncứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam, luận án muốn đưa ra góc nhìn mới mẻ,toàn diện, sâu sắc hơn về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng thị tài trong văn họcViệt Nam thời trung đại 1.3. “Nhân tài đối với quốc gia có mối quan hệ rất lớn” (Bia năm 1448 tại Văn miếu Quốc Tử Giám).Nhưng lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam trải qua nhiều biến động thăng trầm khiến vai trò,vị trí, số phận người tài trong xã hội, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, có nhiều thay đổi.Kéo theo đó là bao cung bậc cảm xúc của thi nhân: hoặc tin tưởng, kiêu hãnh vì tài năng đắcdụng, hoặc phẫn uất, đau buồn, tủi thẹn vì tài năng bị vùi dập, lãng quên… Nghiên cứu Tưtưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam, luận án muốn lí giải về thái độ, quan niệm, cáchsử dụng tài năng của người tài trong mỗi giai đoạn lịch sử dân tộc 1.4. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng thị tài được đưa vào giảng dạy ở nhà trường. Vìvậy, việc nghiên cứu Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn lớn đối vớiviệc giảng dạy, nghiên cứu văn học trong nhà trường các cấp.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những biểu hiện của Tư tưởng thị tài trong thơ trungđại Việt Nam trên hai bình diện nội dung và hình thức qua từng loại đối tượng, từng thời kì lịch sử,nhằm làm rõ sự hình thành, vận động, phát triển của tư tưởng thị tài; Xem xét những yếu tố cấuthành, chi phối sự thể hiện tư tưởng thị tài của tác giả trong tác phẩm của họ; Lý giải vì sao ngườitài trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có cách ứng xử với tài năng khác nhau; Đánh giá vai trò,đóng góp của tư tưởng thị tài với sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng thị tài trong thơ trung đại ViệtNam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Nghiên cứu sự biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa ởnội dung, vừa ở hình thức thể hiện của tư tưởng thị tài.3.2. Phạm vi nghiên cứu:3.2.1. Phạm vi nội dung: Luận án hướng đến nhận diện, phân loại tư tưởng thị tài qua loạihình tác giả; qua cách khoe tài (văn chương, kinh bang tế thế, hành lạc), qua tâm thế (ngạotài, thẹn tài). Luận án xem xét tư tưởng thị tài trong mối quan hệ với các yếu tố khác (Tài -Đức, Tài - Danh, Tài - Mệnh, Tài - Tình). Luận án cũng tìm hiểu diễn tiến tư tưởng thị tài từthế kỷ X đến hết thế kỷ XIX để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.3.1.2. Phạm vi tư liệu: Tư liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu là Tổng tập văn học Việt Nam,(từ tập 1 đến tập 17). Ngoài ra có: Thơ văn Lý Trần; Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (NguyễnTrãi); Nguyễn Trãi toàn tập tân biên; Tổng tập văn học Nôm Việt Nam; Thơ văn Nguyễn BỉnhKhiêm; Thơ văn trạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: