Danh mục

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)

Số trang: 176      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền phương Tây vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các tác giả Việt Nam (trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay) tiếp nhận và thể hiện ý thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình dung trên những nét tiêu biểu và đặc trưng nhất của một hệ hình thơ ca nữ Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢỞNG Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮVIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌCNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ Hà Nội - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢỞNG Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮVIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌCNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trongluận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hưởng MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN …. 81.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ……………………............ 81.2. Giới thuyết nữ quyền và ý thức nữ quyền…………….................... 28 Chương 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM TRƢỚC 1986 …………………………………………....... 422.1. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ cổ điển …………………................ 422.2. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ đầu thế kỷ XX ………………….... 542.3. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1945 đến 1975 ……... 612.4. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ từ 1975 đến 1985 ………………… 66 Chương 3: CÁC CẤP ĐỘ THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY …………………………………………………………........ 713.1. Hành trình xác lập bản thể nữ ………………………………........ 723.2. Thiết tạo quan niệm mới về người phụ nữ …………………........ 1023.3. Bi kịch của sự nhận thức và ý thức phản tỉnh …………………... 107 Chương 4: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY ……………………………… 1204.1. Biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ …………………................. 1204.2. Giọng điệu ………………………………………………………... 1304.3. Ngôn ngữ ………………………………………………................. 140 KẾT LUẬN ……………………………………………................ 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ….... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………..... 152 DANH MỤC CÁC BẢNGSố Tên bảng Trang3.1. Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng ……… 853.2 Số lượng bài thơ thể hiện khao khát làm Mẹ……………….. 954.1. Hệ thống biểu tượng gắn với người phụ nữ………................. 121 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học nói chung, thơ nói riêng đã cónhững chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, không thể không nhắc tới sự xuất hiện vàkhẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ trẻ. Điều kiện giao lưu và hội nhậpquốc tế, đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa khá cởi mở đã giúp cho họ được thểhiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Điều này khiến cho ý thức nữquyền xuất hiện trong văn học mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều vấn đề về nữ quyềnđược đặt ra như quan niệm về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống cũngnhư trong văn chương; những đặc trưng của bản thể nữ; nhu cầu và quyền lợi củangười phụ nữ…thậm chí tất cả những cảm xúc đời thường, thầm kín nhất như khátvọng về tình yêu, nhu cầu giải phóng bản năng, khát vọng làm mẹ, ngay cả bi kịchcủa nhận thức như mất niềm tin, cảm thức về nỗi buồn và sự cô đơn…, cũng đượcthể hiện một cách chân xác trong sáng tác của các cây bút nữ. Trên ý nghĩa nhưvậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ trẻ đương đại, giai đoạntừ năm 1986 đến nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.2. Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thế hệ các nhàthơ nữ trẻ giai đoạn t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: