Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam

Số trang: 288      Loại file: docx      Dung lượng: 925.58 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực; Cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam; Giải pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  PHẠM QUANG DŨNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌCNGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  2 PHẠM QUANG DŨNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾTOANH 2. TS. TRỊNH VĂN CƯỜNG Hà Nội - 2024 2 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quảnghiên cứu thể hiện trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phạm Quang Dũng4 5 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần ThịTuyết Oanh và TS. Trịnh Văn Cường đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡnghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Học viện Quản lý giáodục đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh được học tập,nghiên cứu và bảo vệ luận án. Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quảnlý, giảng viên và sinh viên các trường đại học: Trường đại học Công nghệGTVT, Trường đại học GTVT TPHCM, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội,Trường đại học Điện Lực, Trường đại học Thủ Đô, … đã nhiệt tình giúp đỡ,hỗ trợ nghiên cứu sinh trong quá trình khảo sát thực tiễn quản lý đào tạo trìnhđộ đại học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận năng lựctại trường. Xin gửi những tình cảm và lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồngnghiệp, người thân và gia đình đã luôn ở bên, giúp sức, động viên, cổ vũ đểnghiên cứu sinh hoàn thành Luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Phạm Quang Dũng6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đủ CBQL Cán bộ quản lý CTĐT Chương trình đào tạo CNTT Công nghệ thông tin TCNL Tiếp cận năng lực CSVC Cơ sở vật chất ĐT Đào tạo GD Giáo dục GD &ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên SV Sinh viên QLCCU Quản lý chuỗi cung ứng7 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH8 DANH MỤC BẢNG 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn diện, lĩnh vực Logistics vàQLCCU đang ngày càng chiếm ưu thế, đóng vai trò chủ chốt trong việc thúcđẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Ngành Logistics và QLCCU ngàycàng trở nên quan trọng, tạo nên một hệ thống vận hành liền mạch cho thịtrường toàn cầu. Mặc dù là một ngành mới nhưng đang phát triển nhanhchóng, với sự hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi của chính phủ và lợi thế vị tríđịa lý chiến lược. Trong quá trình này, các trường đại học và các tổ chức đàotạo chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhânlực để phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường hiện nay. Quyết định số1841/QĐ-BGTVT, ký ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải, công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực tăng cường việc đàotạo ngành Logistics ở các cấp đại học, nghề và các hình thức tổ chức đào tạokhác, đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu này nhằm cảithiện nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của xã hộitrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, đưa ra 06 mục tiêu và60 nhiệm vụ chi tiết cùng với hàng loạt giải pháp toàn diện, hướng đến vượtlên trên những khó khăn, thách thức, đạt đến mức độ tiên tiến so với khu vựcvà thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia [14]. Đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và QLCCU theo tiếp cận nănglực đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao. Tiếp cận này không chỉ nhấn mạnh vào việc truyền đạt kiến thứclý luận, mà còn tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hành, giải quyếtvấn đề, và tư duy sáng tạo, từ đó hỗ trợ SV thích nghi nhanh chóng với môitrường làm việc thực tế. Sự phát triển của ngành Logistics và QLCCU trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu một nguồn nhân lực có kiến thứcsâu rộng và kỹ năng thực hành mạnh mẽ. Điều này đặt ra nhu cầu cao đối với 10các CTĐT ở bậc đại học, yêu cầu không chỉ cung cấp kiến thức cập nhật màcòn phải đảm bảo SV có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Do đó,việc tích hợp các phương pháp giáo dục hiện đại, như học tập dựa trên dự án,thực hành, thực tập, hợp tác với doanh nghiệp và sử dụng CNTT, là các yếu tốthen chốt trong việc phát triển năng lực của SV. Hơn nữa, việc đào tạo theoTCNL còn hỗ trợ SV phát triển kỹ năng mềm, như làm việc nhóm, giao tiếp,...điều này không chỉ giúp tăng cường kỹ năng cho SV mà còn qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: