Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA

Số trang: 255      Loại file: docx      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA và quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA, luận án "Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA" đề xuất một số biện pháp quản lí dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA nhằm khắc phục các hạn chế để nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- HOÀNG THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- HOÀNG THỊ THU HUYỀN 2 QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến 2. TS. Lê Thị Ngọc Thúy HÀ NỘI - 2023 2 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong các công trình khoa học, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo. . Tác giả luận án Hoàng Thị Thu Huyền 4 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục DAC : Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD GD : Giáo dục GDĐT : Giáo dục đào tạo GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GV : Giáo viên NLĐ : Người lớn điếc NNKH : Ngôn ngữ kí hiệu NV : Nhân viên NVHT : Nhân viên hỗ trợ ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc VTKHL : Viện trợ không hoàn lại WB : Ngân hàng thế giới 5 MỤC LỤC 6 DANH MỤC BẢNG 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của xã hội và quyết định tương lai của mỗi con người cũng như của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa VII năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GDlà đầu tư cho phát triển”. Đặc biệt, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, ngày 04/11/2013 một lần nữa khẳng định: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”[12]. Chính vì vậy, lĩnh vực GD&ĐT được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước. Tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: Hoàn thiện thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý để đảm bảo đầu tưNhà nước có hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và trợ giúp vùng khó khăn… [13]. Mặc dù ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm đều được tăng lên, nhưng để giải quyết các vấn đề giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay vẫn cần được đầu tư hơn nữa. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa và tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho giáo dục là hết sức cần thiết, đặc biệt là thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODAviện trợ không hoàn lại vào Việt Nam.Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025 đã xác định mục tiêu: “Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế”[8]. Trong những năm qua, việc xây dựng các dự án phát triển giáo dục sử dụng nguồn vốn ODA thuộc Bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư, quản lý đã bám sátvào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa Chính phủ, các mục tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục và 9 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đổi mới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: