Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 166      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.11 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 166,000 VND Tải xuống file đầy đủ (166 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm giúp các nhà quản lý địa phương cũng như các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm ớt. Từ đó có những chiến lược và giải pháp nâng cấp phù hợp góp phần phát triển ổn định ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ THU AN CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚTVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ THU AN CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚTVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ THỊ THANH LỘC 2021 LỜI TRI ÂN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, TrườngĐại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốtquá trình học tập, thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo luận án. Xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa Sau đại học, Lãnh đạo Bộ môn Quản trị kinhdoanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc đãtận tâm hướng dẫn, góp ý và định hướng chuyên môn, luôn động viên tinhthần giúp tôi hoàn thành luận án này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả nông dân, thương lái, chủ vựa,người bán lẻ, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh ớt, cán bộ quản lý tỉnh AnGiang, Tiền Giang, Đồng Tháp đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý báu chotôi thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật – Côngnghệ Cần Thơ, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi học tập. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình đã luôn yêu thương, ủng hộ, động viên,giúp đỡ để tôi sự học tập cũng như hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn!!! Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu An CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phú -------o0o------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sảnphẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu dochính tôi thực hiện. Các kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng …… năm 2021 Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Võ Thị Thanh Lộc Nguyễn Thị Thu An TÓM TẮT Đề tài “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằngsông Cửu Long” được thực hiện nhằm giúp các nhà quản lý địa phương cũngnhư các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến vàtiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm ớt. Từđó có những chiến lược và giải pháp nâng cấp phù hợp góp phần phát triển ổnđịnh ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với mục tiêu trên, 389 quan sát mẫu được phỏng vấn bao gồm các tácnhân, nhà hỗ trợ và các bên tham gia trong chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằngsông Cửu Long: Nông dân trồng ớt, thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu, cơsở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt, nhà bán lẻ, nhà hỗ trợ và thúc đẩychuỗi và hợp tác xã/tổ hợp tác. Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giangcó diện tích và sản lượng ớt lớn nhất vùng, đặc biệt là ớt Chỉ Thiên (đại diện90% diện tích và 91,4% sản lượng ớt của vùng) cũng như có vùng chuyêncanh ớt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long được chọn làm địa bànnghiên cứu. Qua lược khảo tổng quan và lược khảo chi tiết các nghiên cứu vềchuỗi giá trị nông sản nói chung và ớt nói riêng, khung nghiên cứu được đềxuất. Các nghiên cứu định tính và định lượng lần lượt được sử dụng để giảiquyết các mục tiêu của luận án cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cácphương pháp phân tích chính được ứng dụng trong nghiên cứu bao gồm: phântích và nâng cấp chuỗi giá trị bằng bộ công cụ của GTZ (2007), mô hình màngbao dữ liệu (DEA), hàm Tobit và phân tích hiệu quả tài chính. Một số kết quả chính của nghiên cứu bao gồm: Sản phẩm ớt được tiêuthụ chủ yếu ở thị trường Châu Á và Châu Âu với yêu cầu chất lượng khônggiống nhau. Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm ớt của vùng là Trung Quốcbao gồm ớt tươi và ớt khô. Ngoài ra, độ tập trung thị trường ở ba khâu trongchuỗi có sự khác biệt: người trồng ớt phân tán không tập trung và gần nhưkhông có rào cản về mặt tài chính và kỹ thuật. Ngược lại, khâu trung gian gồmhai tác nhân tham gia là thương lái, chủ vựa thì có độ tập trung cao hơn, thịtrường tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính độc quyền tươngđối, đòi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: