Danh mục

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 221      Loại file: docx      Dung lượng: 2.06 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 221,000 VND Tải xuống file đầy đủ (221 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc; phương pháp nghiên cứu; thực trạng tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên; một số giải pháp khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊNTẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 20242 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trần Anh Tài 2. PGS.TS Đinh Văn Toàn HÀ NỘI - 20242 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêutrong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận trong luận ánchưa từng được công bố trong các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN VŨ THỊ YẾN4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận án này, NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ giađình, Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Trước hết, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn trân trọng nhấttới PGS.TS Trần Anh Tài và PGS.TS Đinh Văn Toàn, người hướng dẫn tôi về mặtkhoa học để hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trongViện Quản trị kinh doanh, phòng Đào tạo và trường Đại học Kinh tế- Đại học quốcgia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo và các giảng viên tại Học viện Ngân hàngđã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứucủa mình. Tôi cũng xin cảm ơn các giảng viên, bạn bè tại các trường đại học đã giúpđỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi đặc biệt biết ơn gia đình và bạn bè đã thường xuyên độngviên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn !4MỤC LỤC6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữCV Công việcGD&ĐT Giáo dục và đào tạoGV Giảng viênKQTHCV Kết quả thực hiện công việcNCKH Nghiên cứu khoa họcNLĐ Người lao độngNV Nhân viênMTCV Mô tả công việc6DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH8 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, vai trò củanguồn nhân lực ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Nguồn nhânlực có chất lượng cao và chủ động trong công việc sẽ tạo ra nguồn lực cạnh tranh,đáp ứng với sự thay đổi của công nghệ, của nhu cầu khách hàng. Các tổ chức trongbất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào cũng đều nỗ lực thay đổi các hệ thống chính sách đểtạo ra giá trị cao thông qua kết quả thực hiện công việc (KQTHCV) của người laođộng (NLĐ), phù hợp với điều kiện và yêu cầu của tổ chức. KQTHCV của NLĐ chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố thuộcvề bản thân NLĐ như năng lực trình độ, đặc điểm tính cách; các yếu tố thuộc vềcông việc như đặc điểm công việc, điều kiện làm việc; các yếu tố thuộc về tổ chứcnhư văn hóa tổ chức. Khi người lao động phù hợp với công việc và tổ chức sẽ tạo rađộng lực để nâng cao KQTHCV, và ngược lại khi NLĐ không phù hợp sẽ tạo rastress trong công việc cho NLĐ (Brick và cộng sự, 2002) (D.Werbel và J.Johnson,2001). Các nghiên cứu trước đây tập trung vào đề xuất các giải pháp tạo động lựccho người lao động nhằm nâng cao KQTHCV và cho thấy kết quả tác động tích cựcđến NLĐ, rất ít đề tài nghiên cứu tập trung vào khía cạnh tiêu cực của công việc vàtổ chức mang lại cho người lao động đó chính là stress trong công việc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress có tác động tiêu cực đến KQTHCVcủa người lao động (Ablanedo-Rosas và cộng sự, 2011) (Abramis, 1994) (Ahsan vàcộng sự, 2009). Do đó, các tổ chức và các nhà quản lý các cấp cần tìm hiểu tác độngcủa stress đến KQTHCV của người lao động trong tổ chức của mình như thế nào?Nguồn gốc, nguyên nhân của stress từ đâu? nhằm đưa ra các giải pháp chính sáchphù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của stress trong công việc, từ đó nâng caoKQTHCV của người lao động và hiệu quả của tổ chức. Trong quá trình làm việc, con người và môi trường thường xuyên tác độngqua lại (Vianen, 2018). Quá trình tương tác đó làm thay đổi những trạng thái tâm lý,hành vi và tạo ra stress trong CV của con người (Vianen, 2018). Như vậy, stress9trong CV đến từ môi trường làm việc, từ những cá nhân và nhóm trong tổ chức vàtừ các yếu tố cá nhân của NLĐ (Park và cộng sự, 2012). Các nhà nghiên cứu đã chỉra rằng, những yếu tố thuộc về tổ chức như các chế độ chính sách, các nội quy quyđịnh trong CV, quyền hạn trách nhiệm thực hiện CV và sự hỗ trợ của các đồngnghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến stress trong CV của NLĐ (Karasek, 1979)(Johnson và Hall, 1988), (Ahsan và cộng sự, 2009), (Diamantidis và Chatzoglou,2019). Do đó, đề tài luận án tập trung tìm hiểu tác động của stress trong công việcđến KQTHCV của NLĐ nhằm đề xuất các giải pháp cho các nhà quản lý nâng caoKQTHCV của NLĐ thông qua việc làm giảm tác động tiêu cực của stress trongcông việc. Những nghiên cứu trước đây tập trung vào nghiên cứu stress trong CV củaNLĐ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: