Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL
Số trang: 155
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.72 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các hoạt động trong liên kết sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú. So sánh, đánh giá được hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 Cần Thơ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI PGS.TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH Cần Thơ, 2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này, thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2016 thông qua (1) phỏng vấn 91 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre để phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh; (2) Phân tích và đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất được khảo sát; (3) xây dựng và theo dõi các mô hình thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau: hộ nông dân (HND), tổ hợp tác (THT), trang trại (TT) và công ty (Cty) để so sánh, kiểm chứng với kết quả khảo sát; (4) trên cơ sở các kết quả đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất, đề xuất một số giải pháp về sản xuất, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả khảo sát về hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang có diện tích ao nuôi trung bình 0,43-0,58 ha/ao, mật độ thả giống tôm nuôi là 29,5-36 con/m2, năng suất tôm nuôi đạt từ 5,02-5,51 tấn/ha/vụ và lợi nhuận đạt từ 237-330 tr.đ/ha/vụ. Đa số cơ sở nuôi đều có lợi nhuận. Bến Tre có diện tích ao nuôi nhỏ nhất và mật độ nuôi là cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận ở Kiên Giang cao hơn hai tỉnh còn lại. Tuy vậy, sự khác biệt này hầu hết không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi bình quân của chủ các cơ sở nuôi tôm biến động từ 43,7 đến 47,5 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp cho việc nuôi tôm thâm canh thương phẩm. Số năm bình quân nuôi tôm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bến tre, Kiên Giang lần lược là 9,44; 7,64 và 7,35 năm, với thời gian tham gia nuôi như trên thì kinh nghiệm nuôi rất tốt và có tác động lớn đến hiệu quả nuôi. Số người trong gia đình tham gia vào nuôi và quản lý ở các cơ sở nuôi từ 4.04 đến 5.20 người cũng có ý nghĩa lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả khảo sát và phân tích các hình thức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh cho thấy, hiện có các hình thức chính là (i) HND, (ii) THT, (iii) TT và (iv) Cty. Hình thức HND và THT chủ yếu là theo qui mô nhỏ lẻ, nhân lực chủ yếu là từ lao động gia đình, trong khi TT và Cty có qui mô lớn, lao động tham gia sản xuất và quản lý từ thuê mướn, có kỹ thuật tốt. Trong khi hệ thống công trình của TT và Cty khá hoàn chỉnh thì các HND và THT có hệ thống công trình đơn giản. Trong quá trình sản xuất, liên kết dọc và liên kết ngang đặc thù cho mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Các Cty có liên kết chọn lọc và giới hạn với một số đối tác chính trong một số hoạt động, TT có liên kết khá đa dạng và chặt chẽ trong các hoạt động với các đối tác, THT có năng lực liên i kết hoạt động tốt nhưng vẫn cần được tiếp tục hỗ trợ hoạt động để có hiệu quả hơn, trong khi HND liên kết kém nhất trong sản xuất. Phân tích các yếu tố kỹ thuật cho thấy, diện tích bình quân ở hình thức HND (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi không có sự khác biệt đáng kể (0,45-0,59 ha/ao). Mật độ tôm nuôi ở hình thức HND (33,12 con/m2), THT (36,25 con/m2) và TT (31,57 con/m2) cao hơn hình thức Cty (26,88 con/m2). Phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy, năng suất tôm nuôi cao nhất ở hình thức TT và Cty, lần lượt là 6,52 tấn/ha/vụ và 6 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức HND (76.100 đồng/kg). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 89,2 ± 48%) và Cty (346,8 tr.đ/ha/vụ, 90,1 ± 25,8%) và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là ở hình thức HND (55,6 ± 46,7%). Kết quả thực nghiệm ở các mô hình nuôi tôm theo các hình thức tổ chức khác nhau tại Bến Tre cho thấy, với các yếu tố kỹ thuật cơ bản tương tự nhau (diện tích ao, mật độ,…), sau thời gian nuôi 120-140 ngày, tôm thu hoạch đạt kích cỡ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 Cần Thơ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI PGS.TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH Cần Thơ, 2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này, thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2016 thông qua (1) phỏng vấn 91 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre để phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh; (2) Phân tích và đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất được khảo sát; (3) xây dựng và theo dõi các mô hình thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau: hộ nông dân (HND), tổ hợp tác (THT), trang trại (TT) và công ty (Cty) để so sánh, kiểm chứng với kết quả khảo sát; (4) trên cơ sở các kết quả đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất, đề xuất một số giải pháp về sản xuất, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả khảo sát về hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang có diện tích ao nuôi trung bình 0,43-0,58 ha/ao, mật độ thả giống tôm nuôi là 29,5-36 con/m2, năng suất tôm nuôi đạt từ 5,02-5,51 tấn/ha/vụ và lợi nhuận đạt từ 237-330 tr.đ/ha/vụ. Đa số cơ sở nuôi đều có lợi nhuận. Bến Tre có diện tích ao nuôi nhỏ nhất và mật độ nuôi là cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận ở Kiên Giang cao hơn hai tỉnh còn lại. Tuy vậy, sự khác biệt này hầu hết không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi bình quân của chủ các cơ sở nuôi tôm biến động từ 43,7 đến 47,5 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp cho việc nuôi tôm thâm canh thương phẩm. Số năm bình quân nuôi tôm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bến tre, Kiên Giang lần lược là 9,44; 7,64 và 7,35 năm, với thời gian tham gia nuôi như trên thì kinh nghiệm nuôi rất tốt và có tác động lớn đến hiệu quả nuôi. Số người trong gia đình tham gia vào nuôi và quản lý ở các cơ sở nuôi từ 4.04 đến 5.20 người cũng có ý nghĩa lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả khảo sát và phân tích các hình thức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh cho thấy, hiện có các hình thức chính là (i) HND, (ii) THT, (iii) TT và (iv) Cty. Hình thức HND và THT chủ yếu là theo qui mô nhỏ lẻ, nhân lực chủ yếu là từ lao động gia đình, trong khi TT và Cty có qui mô lớn, lao động tham gia sản xuất và quản lý từ thuê mướn, có kỹ thuật tốt. Trong khi hệ thống công trình của TT và Cty khá hoàn chỉnh thì các HND và THT có hệ thống công trình đơn giản. Trong quá trình sản xuất, liên kết dọc và liên kết ngang đặc thù cho mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Các Cty có liên kết chọn lọc và giới hạn với một số đối tác chính trong một số hoạt động, TT có liên kết khá đa dạng và chặt chẽ trong các hoạt động với các đối tác, THT có năng lực liên i kết hoạt động tốt nhưng vẫn cần được tiếp tục hỗ trợ hoạt động để có hiệu quả hơn, trong khi HND liên kết kém nhất trong sản xuất. Phân tích các yếu tố kỹ thuật cho thấy, diện tích bình quân ở hình thức HND (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi không có sự khác biệt đáng kể (0,45-0,59 ha/ao). Mật độ tôm nuôi ở hình thức HND (33,12 con/m2), THT (36,25 con/m2) và TT (31,57 con/m2) cao hơn hình thức Cty (26,88 con/m2). Phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy, năng suất tôm nuôi cao nhất ở hình thức TT và Cty, lần lượt là 6,52 tấn/ha/vụ và 6 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức HND (76.100 đồng/kg). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 89,2 ± 48%) và Cty (346,8 tr.đ/ha/vụ, 90,1 ± 25,8%) và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là ở hình thức HND (55,6 ± 46,7%). Kết quả thực nghiệm ở các mô hình nuôi tôm theo các hình thức tổ chức khác nhau tại Bến Tre cho thấy, với các yếu tố kỹ thuật cơ bản tương tự nhau (diện tích ao, mật độ,…), sau thời gian nuôi 120-140 ngày, tôm thu hoạch đạt kích cỡ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Thủy sản Nuôi trồng thủy sản Hình thức nuôi tôm sú Kỹ thuật của các hình thức sản xuất tôm súTài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
78 trang 348 2 0
-
174 trang 343 0 0
-
206 trang 308 2 0
-
228 trang 273 0 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 258 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 245 0 0 -
32 trang 231 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 230 0 0