Danh mục

Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại

Số trang: 188      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 188,000 VND Tải xuống file đầy đủ (188 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với đề tài Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại, luận án hướng đến mục đích nhận diện các đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975, từ đó tổng kết, khái quát những thành tựu cũng như những điểm dừng, hạn chế của thể loại này trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS LÊ VĂN LÂN 2. PGS. TS HÀ VĂN ĐỨC Hà Nội - 2016 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Lê Văn Lân và PGS. TSHà Văn Đức (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội), những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trongquá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo đã đào tạo, dìudắt tôi trong nhiều năm qua để tôi có được tri thức và phương pháp trongnghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Văn học– Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn luôn động viên, tạođiều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận án này. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Năm Hoàng 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của tập thể hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các côngtrình nghiên cứu của người khác. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu mộtcách trung thực, cẩn trọng trong luận án. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Năm Hoàng 4 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài “Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triểnvững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mớithường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới,vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định” [150, tr.253]. Trong quá trình sáng tạo, mỗi nhàvăn khi kiến tạo tác phẩm thuộc một thể loại nhất định, một mặt bảo lưu những đặctrưng cốt yếu của thể loại, mặt khác không ngừng tìm tòi, cách tân để tác phẩm củamình có được diện mạo, sức sống riêng, nhờ thế góp phần làm nên sự biến đổi, pháttriển của thể loại ấy. Việc quan sát sự vận động của các thể loại trong mỗi nền vănhọc là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử vănhọc nói chung. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thực hiện một công cuộc hiện đại hóamau lẹ và phức tạp để tiến một bước dài từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiệnđại, từ quỹ đạo vùng Đông Á gia nhập vào quỹ đạo toàn thế giới. Một trong nhữngbiểu hiện rõ nét nhất của công cuộc hiện đại hóa đó là sự phá vỡ mô hình thể loạitruyền thống, hình thành cấu trúc thể loại mới với tự sự, trữ tình và kịch. Vận độngtrong dòng chảy chung đó của cả nền văn học, truyện ngắn hiện đại được hình thànhvà qua các giai đoạn 1932 – 1945, 1945 – 1975 đã đạt được nhiều thành tựu, đánhdấu những bước đi quan trọng của thể loại. Năm 1975, chiến tranh kết thúc, miền Nam được giải phóng, đất nước thốngnhất, cuộc sống trở về với quỹ đạo bình thường của nó. Hoàn thành sứ mệnh phụcvụ kháng chiến, nền văn học từ năm 1975 đến nay vừa kế thừa thành tựu của giaiđoạn trước, vừa vận động và phát triển với những nguyên tắc, những khuynhhướng, những đặc điểm mới. Nếu như thơ ca phải đợi đến sau năm 1986 mới thựcsự có được những bước ngoặt quan trọng cho quá trình đổi mới thì trong văn xuôi,quá trình này đã được khởi tạo ngay sau năm 1975. Với một cách nhìn mới mẻ vềcon người và hiện thực, nhiều tác giả văn xuôi đã từng bước đổi mới phương thức 5xây dựng hình tượng nghệ thuật và những đặc điểm thi pháp của tác phẩm, trong đósớm nhất phải kể tới những tiểu thuyết của Lê Lựu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng(Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cùlao Tràm), Nguyễn Khải (Cha và Con, và…, Gặp gỡ cuối năm) hay truyện ngắn củaThái Bá Lợi (Hai người trở lại trung đoàn), Xuân Thiều (Gió từ miền cát), NguyễnMinh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê)… Cuộc chiến tranhvừa đi qua của dân tộc và những vấn đề về thế sự, đời tư, số phận con ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: