Danh mục

Luận án tiến sĩ Vật lý chất rắn: Chế tạo và tính chất quang phổ của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+, Mn2+

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.09 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 161,000 VND Tải xuống file đầy đủ (161 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tiến sĩ Vật lý chất rắn có kết cấu nội dung gồm 4 chương, nội dung tài liệu gồm có: Tổng quan lý thuyết, công nghệ chế tạo vật liệu BaMgAl10O17 pha tạp ion Eu2+ , Mn2+ bằng phương pháp nổ, ảnh hưởng của quá trình oxi hóa đến hiện tượng phát quang của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+, tính chất quang của vật liệu BaMgAl10O17: Mn2+ và cơ chế truyền năng lượng của vật liệu BAM đồng pha tạp ion Eu2+ và Mn2+.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Vật lý chất rắn: Chế tạo và tính chất quang phổ của vật liệu BaMgAl10O17: Eu2+, Mn2+ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ CHẤT RẮN CHẾ TẠO VÀ TÍNH CHẤT QUANG PHỔ CỦA VẬT LIỆU BaMgAl10O17: Eu2+, Mn2+ Chuyên ngành: Vật lý chất rắn Mã số: 60.44.01.04 PHẠM NGUYỄN THÙY TRANG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Sơn 2. GS. TS. Nguyễn Quang Liêm Huế, 2017 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mạnh Sơn và thầy giáo GS. Nguyễn Quang Liêm đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng khoa học, truyền đạt những kinh nghiệm quí báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT chuyên Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia khóa học này và tất cả các thầy cô giáo trong khoa Vật lý, trường Đại học khoa học, Đại học Huế đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những sẻ chia, giúp đỡ và động viên tinh thần của các anh nghiên cứu sinh và các anh chị em học viên cao học trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ,là nguồn động viên tinh thần lớn nhất của tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của quý thầy cô và các bạn! Huế, tháng 02 năm 2017 Phạm Nguyễn Thùy Trang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Mạnh Sơn và GS. TS. Nguyễn Quang Liêm. Phần lớn các kết quả trình bày trong luận án được trích dẫn từ các bài báo đã được xuất bản của tôi cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Nguyễn Thùy Trang iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1. Các chữ viết tắt BAM : BaMgAl10O17 (Barium magnesium aluminate) CB : Vùng dẫn (Conduction band) Đvtđ : Đơn vị tương đối PL : Quang phát quang (Photoluminescence) RE : Đất hiếm (Rare earth) RE3+ : Ion đất hiếm hóa trị 3 SEM : Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscopy) TL : Nhiệt phát quang (Thermoluminescence) VB : Vùng hóa trị (Valence band) XRD : Giản đồ nhiễu xạ tia X VUV : Tử ngoại chân không LED : Điốt phát quang 2. Các ký hiệu E : Năng lượng kích hoạt Tmax : Nhiệt độ cực đại k : Hằng số Bolztman Dq : Thông số tách trường tinh thể iv B : Thông số lực đẩy giữa các điện tử C : Thông số Racah em : Bước sóng bức xạ ex : Bước sóng kích thích g : Hệ số hình học s : Hệ số tần số p : Xác suất điện tử thoát khỏi bẫy trong thời gian một giây

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: