Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 341.00 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006–2012 và một số yếu tố liên quan; xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾTRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNGPHẠM THỊ NHÃ TRÚCNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰMGIẢM NGUY CƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUETẠI HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊUCHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNGMÃ SỐ: 62 72 76 01LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNGGiáo viên hướng dẫn:PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNGHà Nội - 20142ĐẶT VẤN ĐỀSốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm dovirus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi,Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dươngvẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ranhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khuvực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc giatrong khu vực đã xuất hiện dịch [167].Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trườnghợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 - 1999) sốtrường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnhSXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉlệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chốngkịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chốngbệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không đểdịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khaichương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết doSXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong nhữngnăm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệmắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khuvực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gâynguy hiểm cho cộng đồng [86].Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tốnguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiềunghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước tatrong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòngbệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa caovà tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ,thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh BạcLiêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm360,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, tháiđộ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiềuhoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHDvẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu đượcthực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảmcác chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong cáchuyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của BạcLiêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bánthành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khácvà thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm canthiệp.Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 - 2012 đã diễn ranhư thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ởBạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trongcông tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tạicộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làmthế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu?Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm cácgiải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Vớicác lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảmnguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.4MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan.2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng gópphần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnhBạc Liêu.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã PhongThạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.5Chương ITỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Giới thiệu sốt xuất huyết Dengue (SXHD)Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾTRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNGPHẠM THỊ NHÃ TRÚCNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰMGIẢM NGUY CƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUETẠI HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊUCHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNGMÃ SỐ: 62 72 76 01LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNGGiáo viên hướng dẫn:PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNGHà Nội - 20142ĐẶT VẤN ĐỀSốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm dovirus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi,Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dươngvẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ranhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khuvực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc giatrong khu vực đã xuất hiện dịch [167].Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trườnghợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 - 1999) sốtrường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnhSXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉlệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chốngkịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chốngbệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không đểdịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khaichương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết doSXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong nhữngnăm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệmắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khuvực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gâynguy hiểm cho cộng đồng [86].Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tốnguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiềunghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước tatrong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòngbệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa caovà tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ,thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh BạcLiêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm360,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, tháiđộ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiềuhoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHDvẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu đượcthực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảmcác chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong cáchuyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của BạcLiêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bánthành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khácvà thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm canthiệp.Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 - 2012 đã diễn ranhư thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ởBạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trongcông tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tạicộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làmthế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu?Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm cácgiải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Vớicác lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảmnguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.4MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan.2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng gópphần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnhBạc Liêu.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã PhongThạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.5Chương ITỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Giới thiệu sốt xuất huyết Dengue (SXHD)Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng Dịch tễ sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết Dengue Hạn chế dịch sốt xuất huyếtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cẩm nang điều trị sốt xuất huyết Dengue
159 trang 206 0 0 -
6 trang 198 0 0
-
8 trang 158 0 0
-
8 trang 110 0 0
-
92 trang 109 1 0
-
Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới và ở Việt Nam
9 trang 88 0 0 -
6 trang 86 0 0
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 59 0 0 -
Bài giảng Pháp luật y tế - Đạo đức nghề nghiệp: Luật Khám bệnh, chữa bệnh
62 trang 57 0 0 -
234 trang 48 0 0