Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát cô đầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này. Không ít nhà nho trí thức có tên tuổi thích đi hát ả đào, thậm chí có cả quan hệngoài hôn nhân với cô đầu; đạo đức Nho giáo (đại diện cho chế độ nam quyền) đã tạo điều kiện cho loại hình văn hóa kỹ nữ ra đời và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luân thường nho giáo đối với sinh hoạt ca trù Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIXTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014LUÂN THƯỜNG NHO GIÁOĐỐI VỚI SINH HOẠT CA TRÙ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIXNGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN *Tóm tắt: Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với các nước Đông Á nói chungvà Việt Nam nói riêng, các học giả đã có nhiều bài viết trên phương diện chínhtrị - xã hội, nhưng trên phương diện văn hóa - nghệ thuật còn ít được quan tâm.Bài viết nghiên cứu một hiện tượng văn hóa phổ biến ở Việt Nam (giai đoạn từthế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XIX), đó là sinh hoạt ca trù (hát ả đào, hát côđầu); ảnh hưởng của luân thường Nho giáo tới loại hình sinh hoạt văn hóa này.Không ít nhà nho trí thức có tên tuổi thích đi hát ả đào, thậm chí có cả quan hệngoài hôn nhân với cô đầu; đạo đức Nho giáo (đại diện cho chế độ nam quyền)đã tạo điều kiện cho loại hình văn hóa kỹ nữ ra đời và phát triển.Từ khóa: Nho giáo; ca trù; hát ả đào; hát cô đầu.1. Khái quát về luân thường Nhogiáo và mối quan hệ giữa luân thườngNho giáo với nghệ thuật1.1. Luân thường Nho giáo là gì?Luân thường Nho giáo là những luânlý phổ biến (công truyền) để dạy chomọi người, phân biệt với những luân lýcao xa dành riêng cho những người cótư chất đặc biệt tự lĩnh hội lấy. Luânthường Nho giáo chủ yếu nhấn mạnhmối quan hệ xã hội như Tam cương (baquan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng)hay Ngũ luân (năm quan hệ vua - tôi,cha - con, vợ - chồng và bổ sung thêmquan hệ anh em, bạn bè) và Ngũ thường(Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín).Nếu Tam cương quy định vai trò,mối quan hệ của con người trong xã hộithì Ngũ thường xác định nội dung giai114cấp rõ ràng. Chỉ người quân tử mới cóNhân, đạo Nhân là đạo của người quântử. Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân,có tác dụng: (1) hàm dưỡng tính tình,cái nghĩa tối cổ chữ lễ thuộc về nghithức tế tự (tế là lấy bụng thành thựccung kính mà đối với tổ tiên, quỷ thần),đến hình thức là cách ăn mặc có ý gâynên những tình cảm cho xứng đạonhân; (2) giữ cho hành vi của người tacó chừng mực; (3) định lẽ phải trái, tìnhthân sơ và trật tự trên dưới (Tamcương) cho phân minh; (4) tiết chế cáithường tình, đặt ra văn vẻ để giữ chongười ta khỏi làm bậy, dứt được điều áctừ lúc chưa nảy mầm. Nếu Nhân là cưxử với người khác, thì Nghĩa là tự vấn(*)(*)Thạc sĩ, Trường Đại học Thủ Dầu Một.Luân thường Nho giáo đối với sinh hoạt ca trù Việt Nam...lương tâm mình. Lòng hổ thẹn là đầumối của Nghĩa. Nghĩa là phẩm chất củangười quân tử, còn lợi là của kẻ tiểunhân. Tương tự, Trí là của người quântử mới có, kẻ tiểu nhân thì không. Trí làbiết người, dùng người trực, bỏ kẻ gian,hiểu được đạo, phân định rõ ràng phảitrái, thị phi, mới vươn tới được Nhân.Không thể có Nhân mà không có Tríđược. Tín là hệ quả của bốn đức trêntạo thành. Tín là làm đúng điều đã nói.Muốn thực hiện Tín phải giữ đúng Lễ,Chính danh (ứng xử đúng phận vị), Ưlợi (sẵn sàng chia sẻ công bằng). Dovậy, người không có Tín thì mất cảNhân - Lễ - Nghĩa.1.2. Luân thường Nho giáo như một“định hướng vai trò” và “định hướngquá trình” trong sinh hoạt nghệ thuậtNho giáo dùng nghệ thuật làmphương tiện để định hướng cho mỗingười một vai trò trong xã hội thực tại,khuyến khích họ đi đến chỗ vui vớicông việc, vô cầu mà hành động. Chonên, Khổng Tử kêu gọi: “Để hết chí vàođạo, vui với lục nghệ” (Chí ư đạo, du ưnghệ - Luận ngữ). Trong khi triết họcphương Tây dùng ngôn ngữ lý luận, loạisuy căn cứ trên dữ kiện tai mắt, mất ýthức về những thực thể siêu linh, triếthọc Ấn Độ dùng ngôn ngữ phủ địnhkhông bày tỏ thực tại, chỉ việc im lặngmà cảm ứng, “có” cũng như “không”,“không” cũng như “có”, khó mà phânbiệt giữa cái viên mãn với cái trốngrỗng, vô nội dung, thì Nho giáo dùngngôn ngữ âm nhạc để tuyên dươngnhững giá trị (nội dung) của Ngũthường, lấy chí trung hòa (bản chất củanhạc) làm cứu cánh để giữ vững Tamcương. Sách Lễ ký Nho hạnh, trongmười điều tổng kết về đức hạnh của nhànho, có một điều nói về quan hệ giữa âmnhạc và tính cách, phẩm chất của nhànho: “ca nhạc giả, nhân chi hòa dã” (canhạc là sự hòa hợp). Vì thế, Khổng Tửđược mệnh danh là Thánh chi thời (bậcthánh về ứng xử hợp thời), đáng nhanhthì nhanh, đáng chậm thì chậm, đáng ralàm quan thì ra làm quan, đáng về ở ẩnthì về ở ẩn, hài hòa mà không a dua,đứng giữa mà không dựa vào bên nào,không thái quá bất cập, mọi ngôn hànhđều thung dung trúng tiết(1)... Sự hòađiệu của nhạc đã trở thành chuẩn mựcảnh hưởng cách ứng xử của các nhà nhohậu thế.Tuy Nho giáo đề cao âm nhạc, nhưnglại xem thường thân phận của con hát.Nguyên nhân là bởi cái nghề hát chophép tôi có thể đóng vai vua, người chađóng vai con quỳ lạy, anh em ruột có thểđóng đôi vợ chồng, vợ chồng có thểđóng cha con hay mẹ con... Ở đấy luânthường không còn nữa, mặc dù chỉ trongnhững lúc trình diễn. Vì trái với luânthường, nên Nho giáo xem con hát là“xướng ca vô loài” (nghĩa là nghềHà Đăng Việt (2013) ...