Danh mục

LUẬN VĂN: Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 852.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục là một bộ phận khăng khít của hệ thống kinh tế, xã hội. Giáo dục phát triển chuẩn bị cho xã hội một nền dân trí, một đội ngũ nhân lực, một bộ phận nhân tài, góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước. Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là chìa khoá hướng tới tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây LUẬN VĂN:Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây Mở đầu1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Về lý luận: Giáo dục là một bộ phận khăng khít của hệ thống kinh tế, xã hội. Giáo dục pháttriển chuẩn bị cho xã hội một nền dân trí, một đội ngũ nhân lực, một bộ phận nhân tài,góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước. Đảng ta coi giáo dục và đào tạo làchìa khoá hướng tới tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế,xã hội. Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu chiến lược vàquan điểm phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước đất nước là Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõrệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước tacơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng kinh tế điđôi với phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai tròchủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạocon người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Luật giáo dục năm 1998 điều 2 đã nêu: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệTổ quốc. Đó là những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người trong xã hội hiện nay.Những phẩm chất và năng lực của người lao động được hình thành không những bằngcác giờ học văn hoá ở trên lớp mà còn được hình thành, củng cố, rèn luyện và pháttriển thông qua các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp. Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mụcđích của xã hội. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều con đường. Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường đó. Thông qua các hoạt động, họcsinh củng cố, mở rộng những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, xây dựng và phát triểntình cảm đạo đức của mình. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp không gò bó, không máymóc giúp các em học sinh tăng cường ý thức tự quản, tính tích cực, chủ động sáng tạocủa tuổi trẻ. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các nội dung và hình thức phong phú,đa dạng, phù hợp với tính hiếu động thích khám phá cái mới của tuổi trẻ. Chính vì vậy,hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực trong việc giáodục toàn diện đối với học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh THPT nói riêng. 1.2. Về thực tiễn: Huyện Phú xuyên là một huyện kinh tế chậm phát triển, dân cư chủ yếu ở nôngthôn. Chính vì vậy, ngành giáo dục còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về phươngtiện dạy học. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, nhiều nhà trường đã quan tâm tới giáodục toàn diện, đó là dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Đã có nhiều hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp thông qua các chủ điểm hàng tháng, nhưng do việc tổ chức thiếu bàibản, nội dung và hình thức còn sơ sài, đơn điệu nên chưa thu hút được sự tham gia tíchcực của học sinh, chưa kích thích được ở học sinh nhu cầu hoạt động, nhu cầu khẳngđịnh mình. Do đó có thể nói hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường chưa cao. Được học tập những vấn đề cơ bản trong quản lý giáo dục thông qua những trithức lý luận cùng với những năm làm công tác quản lý, qua những thông tin của họcsinh và cha mẹ học sinh tôi thấy cần phát huy hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp. Chính vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: Các biện pháp tăng cường quản lýhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hàtây. 2. Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường THPT tỉnh Hà tây, đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt độngngoài giờ lên lớp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhàtrường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpở trường THPT. 3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp ở các trường THPT huyện Phú xuyên. 3.3. Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường THPT. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường THPT 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: