Danh mục

LUẬN VĂN: Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 100,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong toàn bộ đường lối, chính sách nói chung của một chủ thể quyền lực chính trị. Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chính sách đối ngoại có mục tiêu góp phần bảo vệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào LUẬN VĂN:Chính sách đối ngoại trong điều kiệnhội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội IV năm 1986, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnhđạo công cuộc đổi mới đất nước. Hai mươi năm qua, sự nghiệp đổi mới của Cộng hòaDân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng.Đường lối, chính sách đối ngoại là một bộ phận trong toàn bộ đường lối, chính sách nóichung của một chủ thể quyền lực chính trị. Là sự tiếp tục của chính trị đối nội, chínhsách đối ngoại có mục tiêu góp phần bảo vệ và nâng cao vị trí của quốc gia trên trườngquốc tế. Việc đề ra và thực thi chính sách đối ngoại như thế nào đều có ảnh hưởng tớihoà bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, cũng như sự hưng vong của mỗi dântộc. Vì vậy, cũng giống như các chủ thể nắm quyền lực chính trị ở các nước khác, trongtổng thể đường lối và chính sách của mình, Đảng và Nhà nước Lào luôn rất quan tâmtới chính sách đối ngoại. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mặt kinh tế và khoa học - công nghệtrên thế giới, mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia đang diễnra những chuyển biến quan trọng. Đây là một nhân tố mà nhất thiết các nước phải tínhđến trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển của mình. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất thế giớiđã có bước phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, nó không giới hạn trongphạm vi của mỗi nước, mà trở thành xu hướng có tính chất quốc tế mạnh mẽ. Trong bốicảnh đó, xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác về mặt kinh tế của mỗi nước ngày càngphát triển, trở thành yếu tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường xu hướng vừahợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau trên thế giới hiện nay.Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinhtế, nên quá trình hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia trở thành mộtđòi hỏi khách quan, mang tính tất yếu. Với vị trí địa lý thuận lợi, nước CHDCND Lào trở thành địa bàn đóng vai tròtrung tâm của Đông Nam á, nối liền từ phía Tây tới phía Đông, từ phía Bắc xuốngphía Nam. Do có vị trí chiến lược quan trọng và khá nhạy cảm như vậy, nên trong cácthời kỳ lịch sử trước đây cũng như hiện nay, đất nước Lào có điều kiện thuận lợi thúcđẩy sự hợp tác quốc tế nói chung cũng nh ư trong ASEAN nói riêng. Đồng thời, sự pháttriển hợp tác giữa nước CHDCND Lào và các nước góp phần đẩy mạnh tiến trình hộinhập, trước hết về mặt kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV (1986) của Đảng NDCM Lào về công tác đốingoại theo tư duy mới, các bộ tộc Lào đã cố gắng tạo lập môi trường hoà bình nhằmphục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụquốc tế của mình, phối hợp đấu tranh hướng tới biện pháp giải quyết về mặt chính trịđúng đắn các vấn đề quốc tế có liên quan, góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở ĐôngNam á, đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới, địa vị của đất nước Lào trêntrường quốc tế ngày càng được củng cố và tăng cường. Quan hệ quốc tế, nhất là về mặtkinh tế được mở rộng, do đó từng bước kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sứcmạnh của thời đại để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đúng như Đảng vàNhà nước Lào đã khẳng định: Nguyện vọng tha thiết của nhân dân các bộ tộc Lào là lúcnào cũng mong muốn được sống và lao động trong hoà bình, có quan hệ hữu nghị tốtvới các dân tộc trên thế giới. CHDCND Lào tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chínhsách đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị tốt với tất cả các nước, không phân biệt chếđộ chính trị, xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền củanhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, góp phần cùng với các dân tộc trên thế giới trongsự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đang vận động, biến đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khólường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các bộ tộc Lào đang đứng trướcnhững vận hội mới, nhưng cũng đang đối diện với không ít thách thức to lớn về nhiềumặt. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là phảibám sát sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế để đề ra chính sách đối ngoạicó hiệu quả, nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Làohướng tới mục tiếu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc nghiên cứu để nắm được quá trình hình thành và phát triển đường lối, chínhsách đối ngoại đổi mới của nước CHDCND Lào là một trong những vấn đề có ý nghĩalý luận và thực tiễn c ...

Tài liệu được xem nhiều: