Danh mục

LUẬN VĂN: Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp, luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp LUẬN VĂN:Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồ các tôn giáonói riêng là công tác thường xuyên và tưởng chừng như quá quen thuộc trong sự nghiệpcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạngXHCN hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thế nhưng khi Đảng ta thực hiệnbước chuyển đổi cách mạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước tabước vào quỹ đạo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tácvận động tín đồ các tôn giáo - một công tác vận động quần chúng đặc biệt lại càngphải hết sức coi trọng. Hơn thế nữa, những chuyển biến tích cực và tiêu cực của đời sống quốc tế cũngtác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khi Đảng ta chủ trương mở rộngquan hệ quốc tế với phương châm Việt Nam sẽ là bạn của các nước!. Trên phươngdiện của đời sống tôn giáo - một vấn đề vừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tếhóa cao, tất nhiên cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đườnglối, chính sách thích ứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thể củađất nước. Từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước ta hộinhập trong xu thế quốc tế hóa thì hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh QuảngNgãi nói riêng bên cạnh những mặt tốt cũng tồn tại không ít những hoạt động tôn giáovi phạm những qui định của Nhà nước: Truyền đạo trái phép; vi phạm quyền tự dokhông tín ngưỡng của nhân dân như đe dọa, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo,thậm chí có nơi hoạt động tôn giáo còn có biểu hiện né tránh sự quản lý của bộ máy nhànước ở cơ sở, tập hợp một số người quá khích gây rối, tạo nên những điểm nóng gâyảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước ta, qua đó tạo ra sự chia rẽ giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, chiarẽ giữa đồng bào theo đạo với cán bộ, đảng viên của ta. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín đồ các tôngiáo ở tỉnh Quảng Ngãi để có những giải pháp thích ứng trong việc bóc tách nhữngphần tử phản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoại chủ trương, đường lối, chính sáchvề Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây tổn thất đến uy tín trong đời sống đạo của tínđồ các tôn giáo là một việc làm bức bách và cần thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãicó đề tài khoa học do đồng chí Từ Tân Vũ (chủ nhiệm đề tài) Vấn đề tôn giáo và đổimới công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi; Bộ chỉ huy Biênphòng tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa học Đổi mới công tác vận động quần chúng cóđạo của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biển - đảo Quảng Ngãi (D7- 97) do đồng chíPhan Thanh Long (chủ nhiệm đề tài). Luận án Thạc sĩ có đề tài Công tác vận độngquần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay (5.03.14). Ngoài ra, còncó một số công trình được đăng tải trên các tạp chí Mấy suy nghĩ về bộ đội làm côngtác dân vận ở vùng đồng bào có đạo của thượng tá Nguyễn Ngọc Kim (Tạp chí Quốcphòng toàn dân, tháng 8/2000); Đoàn B15 với công tác vận động quần chúng ở vùngđồng bào dân tộc và tôn giáo của đại tá Võ Quang Hải (Tạp chí Quốc phòng toàn dân,tháng 11/1999); Vận động giáo phái Cao đài, nét độc đáo, sáng tạo của Đảng bộ TâyNinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Võ Thị Hoa (Tạp chí Lịch sử Đảng,tháng 2/2000). Các công trình nêu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh, những vấn đề có liênquan đến công tác vận động tín đồ các tôn giáo, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệthống về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở một địa phương cụ thể nhằm đưa ra nhữnggiải pháp khả thi cho việc thực hiện thắng lợi công tác vận động tín đồ các tôn giáotrong tình hình mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình công tác vậnđộng tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; qua đó đề xuất phương hướng vàgiải pháp đúng đắn góp phần đưa công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương phùhợp với yêu cầu của tình hình. Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Nêu lên bức tranh tổng quan về tình hình tín đồ các tôn giáo ở Quảng Ngãi. - Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác vận động tín đồ các tôn giáo trongnhững năm qua (nhất là từ khi có Nghị quyết 24/BCT (1990) đến nay). - Luận giải và kiến nghị về công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở địa phươngtrong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận chủ đạo của luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: