Danh mục

LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001

Số trang: 137      Loại file: pdf      Dung lượng: 904.14 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 137,000 VND Tải xuống file đầy đủ (137 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thắng lợi to lớn đó, đường lối đối ngoại đóng một vai trò quan trọng. Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kinh tế tri thức xuất hiện, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất, tạo ra những bước nhảy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001 LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thựchiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổimới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến vào thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thắng lợi to lớn đó, đường lối đối ngoại đóng mộtvai trò quan trọng. Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kinh tế tri thức xuất hiện, cuộccách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất, tạora những bước nhảy vọt về chất, đẩy mạnh việc cơ cấu lại các nền kinh tế, tạo ra nhiềungành kinh tế mới. Cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên thếgiới. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội và xung lực choquá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả cácnước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đặc biệt, từ cuối năm 1989 đầu năm 1990, cục diện chính trị thế giới thay đổinhanh chóng, phức tạp. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, đẩy mạnh hòa hoãn và cảithiện quan hệ với nhau. Năm 1989, Liên Xô và Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh lạnh; LiênXô và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ,Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực chấm dứt, dẫn tới yêu cầu khách quan cho sự xuấthiện xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tốquyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quanhệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tình hình châu á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam á nói riêng cũng cónhiều biến đổi sâu sắc. Đông á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thếgiới. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đốingoại của mình cho phù hợp các xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhạy cảm chính trị vàkinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã tiến hành sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế thếgiới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đông Nam á, châu á - Thái BìnhDương và vươn lên hội nhập quốc tế. Đảng vừa đổi mới đường lối đối nội, vừa đổi mớiđường lối đối ngoại một cách linh hoạt, kế thừa truyền thống ngoại giao trong lịch sử,năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấmvận, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, tạo ra những cơ hội mới để phát triểnkinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và quốc tế. Nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng từ 1991 đến2001 chẳng những làm rõ thêm đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cònrút ra một số kinh nghiệm cho công tác đối ngoại hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳđổi mới là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy vậy, chođến nay các công trình chuyên khảo, luận văn về đề tài này chưa nhiều. Hầu hết vẫn là cácbài viết, nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao, gồm những bàisau đây: Hãy nhìn quan hệ Mỹ - Việt với đôi mắt mới bài phát biểu của Lê Mai, Thứtrưởng Bộ Ngoại giao trước Hội đồng Đối ngoại Mỹ tại Niu Oóc tháng 9-1990; Dân tộcvà thời đại - Thời cơ và thách thức của Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trảlời phỏng vấn Tạp chí Thông tin lý luận, tháng 1-1991; Một số vấn đề quốc tế của Đạihội VII bài viết của Vũ Khoan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đăng trong Tạp chí Quan hệQuốc tế, tháng 8-1991; Cục diện thế giới mới và vận nước của Trần Quang Cơ đăngtrong Tạp chí Quan hệ Quốc tế, 3-1992; Trên đường triển khai chính sách đối ngoạitheo định hướng mới của Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đăng trong Tạpchí Cộng sản, số 4-1993; Nền ngoại giao đổi mới của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lờiphỏng vấn Tuần báo Quốc tế đầu xuân 1994; v.v… Các bài viết của các nhà nghiên cứu: Nhìn lại thế giới năm 1987 và Năm1988, bước ngoặt lớn của Kiều Nguyễn đăng trong Tạp chí Cộng sản, số 1-1989, Hòabình thế giới và các vấn đề xung đột khu vực và Về vấn đề hợp tác quốc tế của XuânAnh đăng trong Tạp chí Cộng sản, số 2, số 10-1989; Về chiến lược diễn biến hòa bìnhcủa đế quốc Mỹ trong tình hình hiện nay của Nguyễn Văn Trung đăng trong Tạp chíCộng sản, số 12-1989; Chính sách đa dạng hóa của Nguyễn Ngọc Trường và Thửnhìn lại chặng đường ngoại giao Việt Nam từ 1975 của Thu Nga đăng trong Tuần báoQuốc tế tháng 5-1994; v.v... Các sách đã xuất bản của các tác giả trong nước: Đổi mới hoạt động kinh tế đốingoại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia ...

Tài liệu được xem nhiều: