Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp Luận văn Đầu tư phát triển ngànhcông nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầuđược xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệtlà từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanhchóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trongmột thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tinhọc- viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện nay,ngành CNĐT Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển trong quátrình hội nhập quốc tế cùng cả nước. Thủ đô Hà Nội với vai trò là “ trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hànhchính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịchquốc tế” đã, đang và sẽ phải đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH nên ngành CNĐTluôn được đặt trong số những ngành được ưu tiên phát triển. Nghị quyết 15-NQ/TWcủa Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành CNĐT Thủ Đô HàNội trong thời gian 2001- 2010 ghi rõ: “ Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọnlọc, đột phá những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuậttiên tiến, có hàm lượng chất xám cao…Trước mắt ưu tiên một số sản phẩm chủ lựcthuộc các ngành điện - điện tử – tin học, cơ kim khí, dệt – may, da dày, chế biếnthực phẩm và vật liệu mới”. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “Các ngành công ngiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử – thôngtin, cơ kim khí, dệt may da dày, chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu”. Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệnhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã tác độngmạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên toàn thếgiới. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển của ngànhCNĐT Hà Nội. Một mặt Hà Nội có thể xây dựng chiến lược “đi tắt đón đầu” trongcông nghệ để nhanh chóng xây dựng hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranhtrong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường hàng điện tử Hà Nội cònnon trẻ, các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, có nguy cơ bị thao túng bởi thịtrường hàng điện tử nước ngoài. 2 Đánh giá đúng thực trạng của ngành CNĐT Hà Nội để từ đó có những giải phápđầu tư phát triển ngành là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy nên em chọn đề tài: “Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung Chương II: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Chương III: Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Do vấn đề đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội là một vấn đề mới và phứctạp, điều kiện về số liệu chưa được cung cấp một cách đầy đủ. Mặt khác, do trìnhđộ và thời gian hạn chế nên đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm: Đối tượng nghiên cứu: Là ngành CNĐT Hà Nội bao gồm các lĩnh vực sản xuấtthiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tinvà viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm, cácdịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực điện tử – tin học – viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế trên địabàn Hà Nội (các doanh nghiệp trung ương và địa phương). Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót nhất định.Kính mong được các thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình làm đề tài này, em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình củacác thầy cô trong khoa và các cô chú ở Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịchthuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đếnthầy giáo, Thạc sỹ Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư và cô VũThanh Hương, Chuyên viên thuộc phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch đãtrực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành chuyên đề này. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, chúng ta cóthể có các cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư). Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại đ ...