Danh mục

LUẬN VĂN: Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 903.77 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, đang nổi lên một yếu tố có tính quy luật của sự phát triển kinh tế - xã hội là mức tăng trưởng của dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với sản xuất vật chất và vị trí của nó trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao. Xu hướng phát triển của các nước cho thấy, nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính trung bình ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm khoảng 65% GDP, còn đối với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, đang nổi lên một yếu tố có tính quy luật của sự phát triểnkinh tế - xã hội là mức tăng trưởng của dịch vụ vượt trội hơn hẳn so với sản xuất vật chất và vịtrí của nó trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao. Xu hướng phát triển của các nước cho thấy, nền kinh tế càng phát triển thì ngànhdịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính trung bình ở các nước phát triển, ngành dịchvụ chiếm khoảng 65% GDP, còn đối với các nước kém phát triển thì tỷ lệ này dao độngtrong khoảng từ 35-45%. ở Việt Nam, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế tập trung quanliêu bao cấp, hoạt động dịch vụ chỉ bó hẹp trong khâu phân phối lưu thông và do nhà nướctổ chức quản lý. Các loại dịch vụ khác hầu nh ư không có hoặc bị cấm. Cùng với quá trìnhchuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụđã từng bước hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ nhanh chóng, phục vụ đắc lựccho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là các ngành dịch vụ mớinhư thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khai thác thị tr ường, tư vấn đầutư và các loại dịch vụ mang tính kinh doanh đặc thù như: thương mại, du lịch... đã nhanhchóng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đóng góp đáng kể vào tăng trưởngkinh tế. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia,có hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận lợi, nằm cạnh tam giác kinh tế phát triển Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những cầu nối quan trọng giữa hai thị trường rộnglớn Trung Quốc với ASEAN, do đó đã tạo cho Lạng Sơn nhiều tiềm năng và lợi thế vềphát triển dịch vụ thương mại và du lịch; góp phần đưa kinh tế dịch vụ Lạng Sơn thực sựcó những chuyển biến sâu sắc trong những năm gần đây và trở thành một trong nhữngngành kinh tế năng động của Tỉnh. Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dịch vụ thương mại và du lịch ;đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch ở Lạng Sơn hiện nay; nhằm tìm raphương hướng và giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, gópphần đưa kinh tế dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế năng động nhất củaTỉnh, vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài và có ý nghĩa lý luận thực tiễnthiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàntỉnh Lạng Sơn” làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến vấn đề dịch vụ thương mại và du lịch ở nước ta đã có những côngtrình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn như: - Hồ Viết Chiến (2002), “Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Vũ Hồng Tiến (2003), “Kinh tế dịch vụ đối với quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá ở nước ta hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giảipháp phát triển”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Văn Mầu (2004), “Thương mại, du lịch với những mục tiêu giải pháp2005” đăng trên Tạp chí Thương mại, số 47. - Trần Hào Hùng (2004), “ Cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trườngdịch vụ: Những cơ hội và thách thức đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chíKinh tế và Dự báo, số 1. - Hoàng Xuân Quế (2004), “ Bàn về hoạt động dịch vụ tài chính tại các ngân hàngthương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 11. - Nguyễn Đăng Nam, “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ tài chínhViệt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí tài chính, số 10. - Chu Ngọc Sơn (9/2004), “Dịch vụ việc làm: Thực trạng và giải pháp nâng caohiệu quả”, Tạp chí Lý luận chính trị... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một ngành cụ thể trongkinh tế dịch vụ của các địa phương hoặc nghiên cứu kinh tế dịch vụ ở những khía cạnh khácnhau. Riêng ở Lạng Sơn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về dịch vụ thương mạivà du lịch để đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịchtrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển dịch vụ thươngmại và du lịch; từ thực trạng phát triển dịch vụ thương mại và du lịch ở tỉnh Lạng Sơn thờigian qua. Luận văn có mục đích đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: