Danh mục

LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 873.15 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 43,500 VND Tải xuống file đầy đủ (87 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cho đến nay thị trường chứng khoán không phải là hiện tượng xa lạ đối với các nước có nền kinh tế thị trường. Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển hoạt động củacông ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Lời nói đầuCho đến nay thị trường chứng khoán không phải là hiện tượng xa lạ đối với các nướccó nền kinh tế thị trường. Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cóhiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thịtrường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hútvốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loạichứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách cótrật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công tychứng khoán. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam khi mà thị trường chứng khoánđã ra đời và hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn: lượng hàng hoá còn quá ít,trình độ hiểu biết của công chúng về chứng khoán và thị trường chứng khoán cònhạn chế,…Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và pháttriển, em đã chọn đề tài : “Giải pháp phát triển hoạt động của công ty chứng khoánngân hàng đầu tư và phát triển” nhằm vận dụng những kiến thức đã học ở trườngvào thực tế.Nội dung của luận văn được trình bày như sau:Chương I: Tổng quan về công ty chứng khoánChương II: Thực trạng hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt NamChương III: Giải pháp phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam Chương I: Tổng quan về công ty chứng khoán1.1 Khái niệm1.1.1 Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoánHoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanhnghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì công ty chứng khoán là một định chếtài chính đặc biệt. Vì vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của công tychứng khoán cũng có nhiều đặc điểm khác và vận dụng cho các khối thị trường cómức độ phát triển khác (thị trường cổ điển, thị trường mới nổi, thị trường các nướcchuyển đổi). Tuy nhiên có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh của công tychứng khoán theo hai nhóm sau:1.1.1.1 Mô hình ngân hàng đa năngTheo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinhdoanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được biểu hiệndưới hai hình thức: Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phảithành lập công ty con hoạt động độc lập. Mô hình này còn gọi là mô hình kiểu Anh.Các công ty con sẽ có được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng mẹ đặc biệt là về vốn vànhân sự. Bên cạnh đó, công ty con còn tận dụng được uy tín, khách hàng, mạng lướikinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật của ngân hàng mẹ. Điều này rất quan trọng đối vớisự hình thành và phát triển của công ty chứng khoán. Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chínhkhác (mô hình này còn gọi là mô hình kiểu Đức).Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh,nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hóa đầu tư.Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàngtrước những biến động của thị trường tài chính. Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụngđược lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiệnđại và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện hoạtđộng cấp tín dụng và tài trợ dự án.Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế đó là do vừa là tổ chức tín dụng vừalà tổ chức kinh doanh chứng khoán nên khả năng chuyên môn không sâu như cáccông ty chứng khoán chuyên doanh khác. Điều này sẽ làm cho thị trường chứngkhoán kém phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ và vì lợi ích củacác ngân hàng là dùng vốn huy động được để cho vay lấy lãi nên họ thích hoạt độngcho vay hơn là thực hiện các hoạt động của thị trường chứng khoán như bảo lãnhphát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đồngthời, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh chứngkhoán, trong điều kiện môi trường pháp lý không lành mạnh, các ngân hàng dễ gâynên tình trạng lũng đoạn thị trường và khi đó các biến động trên thị trường chứngkhoán sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác động dây chuyền và dẫn đếnkhủng hoảng thị trường tài chính. Bên cạnh đó, do không có sự tách biệt rõ ràng giữacác nguồn vốn, chứng khoán, và khi thị trường chứng khoán biến động theo chiềuhướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi, làm cho ngânhàng mất khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên sau khi khủng hoảng thịtrường tài chính 1929-1933, các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh, chỉ cómột số thị trường (như Đức) vẫn còn áp dụng mô hình này.1.1.1.2 Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanhTheo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập vàchuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách; các ngân hàng không đượctham gia kinh doanh chứng khoán.Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điềukiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứngkhoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này được áp dụng khá phổ biến ởcác thị trường Mỹ, Nhật, và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan…Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày naymột số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán,bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ, công ty con và có sự quản lý,giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: