Danh mục

LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 719.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lương thực nói chung và mặt hàng gạo nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Mặc khác, sản xuất lúa gạo lại liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, một khu vực nhạy cảm và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, lúa gạo là một trong những lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam. Trong điều kiện tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ góp phần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lương thực nói chung và mặt hàng gạo nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đốivới đời sống của con người. Mặc khác, sản xuất lúa gạo lại liên quan đến nông nghiệp,nông thôn, nông dân, một khu vực nhạy cảm và có vai trò rất quan trọng đối với nềnkinh tế của nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, lúa gạo là một trong những lợi thế sosánh quan trọng của Việt Nam. Trong điều kiện tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnhsản xuất và xuất khẩu gạo sẽ góp phần khai thác lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế,ổn định chính trị – xã hội. ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, sản xuất và xuất khẩu gạo đã đạt được nhiềuthành tích quan trọng. Gạo xuất khẩu đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam. Đóng góp vào thành tích chung đó phải kể đến hoạt động sản xuấtvà xuất khẩu gạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cần Thơ. Tuynhiên, hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Cần Thơ trong thời gian qua cònnhiều hạn chế. Tình trạng sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với quy mô nhỏ, phân tán,công nghệ xay xát, chế biến lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng gạo xuấtkhẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Cần Thơ trên thị trường thế giới,hạn chế hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Cần Thơ.Tình trạng cạnh tranh mua gạo xuất khẩu của người sản xuất và cạnh tranh bán gạo chokhách hàng nước ngoài, giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vẫn chưa đượckhắc phục, gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia và cho doanh nghiệp... Thực tế trên đòi hỏi cần phải có những giải pháp phù hợp, thúc đẩy xuất khẩugạo hơn nữa, để khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của Cần Thơcho phát triển kinh tế của địa phương và phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đó cũng đòihỏi cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc hoạt động xuất khẩu gạo ở CầnThơ, để đề ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo,đảm bảo cho hoạt động này phát triển cả về chất và lượng. Đây chính là lý do tác giảchọn đề tài: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giaiđoạn hiện nay làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất khẩu gạo là hoạt động được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu mangtính chất tổng thể trong nền kinh tế và từng đ ịa phương, từng khu vực. Trong thời gianqua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề này. Nghiên cứucác công trình trên, tác giả nhận thấy có ba hướng nghiên cứu:  Những công trình nghiên cứu về chính sách xuất khẩu nông sản của ViệtNam: - PTS Nguyễn Văn Bích, KS Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai tròcủa nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, n ông thôn Việt Nam, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1996. - GS.TS Bùi Xuân Lưu: Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004. - TS. Trịnh Thị Ái Hoa: Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận vàthực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách xuất khẩu nông sản của các tác giảtrên đề cập đến các chính sách tác động trực tiếp, gián tiếp đến người sản xuất nông sản;các chính sách bảo hộ nông sản trong khuôn khổ quy định của Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO). Một số tác giả lại bàn về giải pháp kết hợp các chính sách hỗ trợ doanhnghiệp nhằm làm tăng lợi ích cạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu hàngnông sản.  Những công trình, bài viết về thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam: - PTS. Nguyễn Trung Vãn: Lương thực Việt Nam - Thời đổi mới hướng xuấtkhẩu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - PTS. Nguyễn Đình Long, PTS. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định: Phát huylợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, Nxb Nôngnghiệp, Hà Nội, 1999. - Tác giả Kim Quốc Chính: Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thờikỳ 2001-2010, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 284, 1/2004. - TS. Lưu Văn Nghiêm: Marketing mở rộng thị trường, tăng hiệu quả xuất khẩugạo của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 88, 10/2004. Nhóm các công trình, bài viết về thị trường xuất khẩu nông sản tập trung phântích các động thái của thị trường nông sản, giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu.Bên cạnh đó, một số tác giả đưa ra các giải pháp để phát huy khả năng cạnh tranh hàngnông sản trên phạm vi một quốc gia.  Những công trình, bài viết về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sảncủa Việt Nam - TS. Nguyễn Khắc Thanh: Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thờigian trước mắt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 310, 3/2004. - TS. Lê Thị Anh Vân: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Namgiai đoạn 2002-2010, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 92, 2/2005. - PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam,Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 96, 6/2005. - TS. Mai Thị Thanh Xuân: Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị hàngnông sản xuất khẩu ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 341, 10/2006. Đối với nhóm các công trình, bài viết về giải pháp thúc đẩy thúc xuất khẩu hàng nôngsản của Việt Nam, đây là nhóm các vấn đề liên quan trực tiếp đến luận văn này. Những côngtrình, bài viết này có đặc điểm chung là nghiên cứu về các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng ở phạm vi quốc gia. Ngoài ra,một số tác giả còn đưa ra những luận cứ để định hướng tập trung vào các mặt hàng nông sảnxuất khẩu có lợi thế so sánh của Việt Nam, trong đó có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: