Danh mục

LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 816.74 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sáchcủa Kho bạc nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lạinhững kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ đắclực trong điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua,ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế -xã hội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trìnhquản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ nhữngkhiếm khuyết, kém hiệu quả. Năm 2006, kiểm toán nhà nước đối với ngân sách 2005 chothấy có 7.622,5 tỉ đồng thu, chi sai nguyên tắc phải xử lý, trong đó có 1.339,5 tỉ đồng làtiền từ NSNN. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiềuhình thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoảnvượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui định; hỗ trợ không đúng chế độ, chivượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm,... Riêng trong lĩnh vực chi tiêu hành chính, thất thoátlên đến 661,8 tỉ đồng. Hầu hết các tỉnh được kiểm toán đều chi ngân sách thường xuyên vượtdự toán. Cá biệt, có những tỉnh chi vượt dự toán rất cao, trên 100%. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật vềthực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tháng 12 năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí được ban hành. Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khaithực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm cácnguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn.KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ vềchi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm,chống lãng phí. Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, thu không đủ bù chi. Với nguồnngân sách hạn hẹp, lại phải dành một phần không nhỏ để chi cho đầu tư phát triển. Vì vậy,để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước(QLNN) trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì việc hoàn thiện kiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chốnglãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Đây cũng là lý docủa việc chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quakho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đếnnay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, chẳn hạn như: - Đổi mới quản lý chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng, của tác giả Phan Quản Thống,Luận văn thạc sĩ, 1999. - Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác giả LươngQuang Tịnh, Luận văn thạc sĩ, 2000. - Đổi mới quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác giả Đinh CẩmVân, Luận văn thạc sĩ, 2000. - Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,của tác giả Dương Ngọc Ánh, Luận văn thạc sĩ, 2002. - Kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN Hà Nội - thực trạng và giảipháp, của tác giả Phùng Quang Anh, Luận văn thạc sĩ, 2006. -Quản lý ngân sách nhà nước, của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Nxb Thống kê, HàNội, 2006. - Kiểm soát chi có chuyển về chất nhưng chưa mạnh, của tác giả Nguyễn Công Điều,Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 41/2005, tr.24-26. - Kiểm soát chi ngân sách - giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN,của tác giả Nguyễn Thị Chắt, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 38/ 2005. - Một số ý kiến về công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN, của tác giả NguyễnVăn Biểu, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 42/2005. - Hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên qua một năm thực hiện Luật NSNNsửa đổi, của tác giả Trần Thị Thảo, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 37/2005. - Kiểm soát một cửa hay giao dịch một cửa, của tác giả Vĩnh Sang, Tạp chí Quản lýngân quỹ quốc gia, số 62/2007. Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lí luận và thực tiễn vềchi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN dưới những giác độ nhấtđịnh. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKho bạc nhà nước một cách toàn diện, tổng thể trong cả n ước và đặc biệt là ở tỉnh BếnTre. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễncó liên quan tới đề tài để đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre, bảo đảm cho việc quản lí, sử dụng NSNNđúng quy định, đúng chế độ và có hiệu quả, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham ô,lãng phí tài sản công. Để hiện thực hoá mục đích nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đặtra là: - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNtrong điều kiện hiện nay. - Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Bến Tre trongthời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNtỉnh Bế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: