Danh mục

Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đường lối Đổi mới của Đảng tại Đại hội IV (12- 1986) đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời kỳ hội nhập và phát triển. Sau 20 năm Đổi mới, hoà mình vào dòng chảy hội nhập, Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Cho đến nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của 63 tổ chức quốc tế và có mối quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ thế giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam Luận vănHoạt động xuất khẩu cà phêđối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt NamMục lục LỜI MỞ ĐẦU Đường lối Đổi mới của Đảng tại Đại hội IV (12- 1986) đã mở ra một thời kỳmới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời kỳ hội nhập và phát triển. Sau 20 năm Đổimới, hoà mình vào dòng chảy hội nhập, Việt Nam đã và đang dần khẳng định vịthế của mình trên trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên chínhthức của 63 tổ chức quốc tế (ASEM- 03/1996; APEC-11/1998; WTO- 01/2007...)và có mối quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Những kếtquả đáng khích lệ này đã củng cố hơn nữa hệ thống chính trị, nâng cao vị thếquốc tế của đất nước, đồng thời tạo thế và lực trong hoạt động thương mại ViệtNam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Với nguồn tài nguyên phong phú “rừng vàng biển bạc” và điều kiện tự nhiênthuận lợi , Việt Nam mang trong mình lợi thế về các mặt hàng nông sản (gạo,chè, cà phê...). Việc tận dụng lợi thế này để tiến hành hoạt động xuất khẩu đãmang lại một nguồn thu lớn cho kinh tế cả nước, trong đó cà phê là một trong sốcác nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.Vậy tác động của nó đến nền kinh tế như thếnào? Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (sau Brazil) vàđứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, song, giá cà phê vẫn cao,tiêu chuẩn chất lượng cà phê vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn trên thế giới... Điềuđó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra những biện pháp để mở ra hướng đi mới cho hoạtđộng xuất khẩu cà phê Việt Nam. Từ những ý tưởng trên , dựa trên nguồn kiến thức đã tích luỹ, học hỏi và đặcbiệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm đã giúp tôihoàn thành đề án với tiêu đề: “Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tếViệt Nam” Sinh viên thực hiện Nguyễn Lan Chi 1Đề án kinh tế phát triểnMục lục NỘI DUNG Chương I : Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá I- Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá 1, Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. * Xuất khẩu là một hoạt động nhằm bán hàng hoá và dịch vụ trong nước ra thịtrường nước ngoài.Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản giúp gắnkết thị trường đơn lẻ của các nước lại với nhau, tăng cường thông thương buônbán, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Hàng hoá - dịch vụ được đem đi xuất khẩu phải là những hàng hoá có lợi thếso sánh cao hơn các hàng hoá - dịch vụ khác về chất lượng , số lượng, khả năngcạnh tranh, giá cả... nó cũng phản ánh thế mạnh, nguồn lực tiềm năng của quốcgia xuất khẩu: ví dụ: Brazil đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê; Trung Quốcđứng đầu về xuất khẩu dệt may; OPEC đứng đầu về xuất khẩu dầu thô, Việt Namđứng đầu về xuất khẩu gạo... * Trong xu thế hội nhập hiện nay, hoạt động xuất khẩu càng có ý nghĩa quantrọng hơn nữa đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.Với Việt Nam , kim ngạchxuất khẩu không ngừng tăng lên với “tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quânhàng năm thời kỳ 1986-2005 là 21,2% cao gấp gần 2 lần tăng trưởng GDP”(Nguồn:Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm Đổi mới ).Với mụctiêu đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tạo động lực cho tăng trưởng , xuất khẩu ngàycàng chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người cũngkhông ngừng tăng lên qua các thời kỳ theo bảng số liệu sau: Bảng 1: Xuất khẩu và GDP giai đoạn 1986-2005 86-90 91-95 96-00 01-05 Xuất khẩu BQ (triệu USD) 1406 3431 10365 22166 Tỷ trọng xuất khẩu so với GDP (%) 20.5 22.2 37.4 54.0 Xuất khẩu BQ/ người (USD) 18.1 43.6 129.9 274.0 Nguồn : Tổng cục thống kê Theo bảng số liệu trên cho thấy trong hai thời kỳ sau (1996-2000)và (2001-2005) xuất khẩu bình quân tăng rất nhanh , giai đoạn 01-05 gấp 16 lần giai đoạn86-90. Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP ngày càng cao , giai đoạn 01-05 đã trên 2Đề án kinh tế phát triểnMục lụcmức 50% đẩy cán cân thương mại của Việt Nam thoát khỏi thâm hụt, thúc đẩytăng trưởng kinh tế. * Xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà còn không ngừngđược cải thiện về chất lượng xuất khẩu.Tỷ lệ hàng hoá chế biến , tinh chế ngàycàng cao trong tổng lượng hàng hoá xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến 120 100 25.4 tỷ trọng hàng chế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: