Danh mục

LUẬN VĂN: Kết quả điều tra xã hội học về thực hiện chính sách đền bù và tái định cư

Số trang: 55      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.77 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò của đất đai đối với nền sản xuất xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, các ngành các cấp hết sức quan tâm. Đất đai ngày càng trở nên có giá thông qua sự tích tụ giá trị thặng dư theo thời gian do có sự đầu tư của Nhà nước, của xã hội và con người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu, nhiệm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Kết quả điều tra xã hội học về thực hiện chính sách đền bù và tái định cư LUẬN VĂN:Kết quả điều tra xã hội học về thực hiện chính sách đền bù và tái định cư Lời nói đầu Vai trò của đất đai đối với nền sản xuất xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ,toàn diện và khoa học, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,các ngành các cấp hết sức quan tâm. Đất đai ngày càng trở nên có giá thông qua sự tíchtụ giá trị thặng dư theo thời gian do có sự đầu tư của Nhà nước, của xã hội và con người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam xác định mụctiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010: “... Hình thànhđồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...” (Mục tiêu IV), “...Hình thành thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định củapháp luật...” để “... Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển hoàn thiện các loại thịtrường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế...”, Tổng cục Địa chính đã xâydựng và từng bước hoàn thiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993(năm 1998), sửa đổi bổ sung lần thứ hai trình Quốc hội thông qua taịo kỳ họp thứ 9 -Quốc hội khoá X (năm 2001), cùng với các Bộ, ngành liên quan thể chế hoá Luật đất đaivào Luật sửa đổi, bổ sung xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật, các chế độ chínhsách, tạo lập hành lang pháp lý cơ bản để thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất đaitrong cả nước. Quá trình đổi mới, cùng với nhịp độ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, cácdự án đầu tư trong nước và nước ngoài không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợiích công cộng. Để thực hiện các mục tiêu này, vấn đề thu hồi đất là yếu tố tiên quyếtđược Nhà nước ghi nhận tại Điều 27 - Luật Đất đai 1993 và cụ thể hoá chính sách trongNghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 22/CP). Sau ba năm triển khai thực hiện chính sách đến bù giải phóng mặt bằng (GPMB)và tái định cư theo NĐ 22/CP của Chính phủ, về cơ bản, các điều khoản của Nghị địnhđã được áp dụng có hiệu quả, song cũng còn nhiều nội dung cần phải được phân tích,đánh giá cơ sở khoa học thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế để bổ sung, sửa đổihoàn thiện chính sách này nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và người bịthu hồi đất; duy trì trật tự, kỷ cương của pháp luật; hạn chế tối đa những tranh chấp,khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong việc đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nướcthu hồi đất. Mục tiêu của đề tài: Tổng hợp, phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình thựchiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng về đất đai, tài sản gắn với đất và chính sáchtái định cư (TĐC). Xác định nguyên nhân cơ bản của những mặt tiêu cực làm hạn chếhiệu quả của việc áp dụng chính sách và ảnh h ưởng của nó đối với quá trình và quy luậtphát triển của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng cs đền bù TĐCphù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá hoá,hiện đại hoá. Đề xuất các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đền bù TĐCđạt hiệu quả cao, tăng cường củng cố công tác quản lý đất đai theo quy hoạch và phápluật. Nội dung nghiên cứu đề tài: - Tổng quát về quan điểm, cách nhìn nhận các vấn đề liên quan đến chính sáchđền bù TĐC của một số nước trên thế giới và trong khu vực. - Nghiên cứu khái quát chính sách đền bù TĐC ở Việt Nam, tính ưu việt vànhững hạn chế trong quá trình áp dụng thực hiện chính sách các chế độ xã hội và cáchình thức sở hữu. - Cơ sở lý luận khoa học chính sách TĐC bắt buộc; điều tra, khảo sát thực tếphân tích, tổng hợp phiếu điều tra về việc áp dụng chế độ chính sách của Nhà nước củangười sử dụng đất đối với người bị thu hồi đất và trình độ hiểu biết pháp luật của nhândân. - Tác động của pháp luật và khuôn khổ các chính sách hiện hành đối với công tácthu hồi đất GPMB, kết quả thực hiện NĐ 22/CP ở các địa phương trong khu vực điềutra. - Luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách đền bù TĐC - những nộidung cụ thể và các giải pháp thực hiện, đề xuất, khuyến khích Nhà nước sửa đổi, bổsung hoàn thiện một số điều khoản của NĐ 22/CP. Chương Iđánh giá chính sách ban hành từ sau 1993 có liên quan đến chính sách đền bù TĐCI. Cơ sở lý luận chính sách TĐC bắt buộc Di dân TĐC, đền bù thiệt hại khi thu hồi đất vì mục đích phát triển của xã hội từtrước đến nay vẫn bị coi là sự hy sinh mà một số người phải chấp nhận vì lợi ích củasố đông và lợi ích cộng đồng. Các chương trình đền bù TĐC chỉ giới hạn trong phạm viđền bù theo Luật ...

Tài liệu được xem nhiều: