Danh mục

LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 793.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc thù và bản sắc riêng. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer với trên 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở 9 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,v.v...Trong đó, đồng bào Khmer ở An Giang hiện có trên 85.600 người, chiếm 4,05% dân số toàn tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay LUẬN VĂN:Kinh tế hộ đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc thù và bản sắcriêng. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer với trên 1,3 triệu người, sống chủ yếu ở 9 tỉnh,thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,An Giang, Hậu Giang,v.v...Trong đó, đồng bào Khmer ở An Giang hiện có trên 85.600người, chiếm 4,05% dân số toàn tỉnh. Sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên(trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Khmer ở ĐBSCL và sự hội nhập của họ vàocộng đồng dân tộc Việt Nam diễn ra khá phức tạp và có nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị.Do vậy, việc thực hiện tốt chính sách phát triển KT - XH vùng ĐBDT Khmer sẽ gópphần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vữngcủa khu vực cũng như cả nước. Hơn 20 năm qua, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, tình hình KT - XH vùngĐBDT Khmer ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng không ngừng chuyểnbiến tích cực. Sản xuất phát triển, đồi sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hìnhchính trị an ninh được củng cố. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực, do điểm xuất phát thấp,điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, trình độ nguồnnhân lực thấp, thiếu vốn sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu,v.v.. Do vậy, cho đến nayvùng ĐBDT vẫn còn kém phát triển, tốc độ tăng truởng KT chậm, bà con lao động vất vảquanh năm nhưng lo không nổi cái ăn, cái mặc và học hành cho con em. Khó khăn, túngthiếu vẫn luôn đeo bám họ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự phân hoá giàu, nghèo trongcộng đồng người Khmer, giữa người Khmer với các cộng đồng dân cư khác đang diễn rakhá nhanh. Đời sống khó khăn, một bộ phận bà con dân tộc Khmer đã nghe theo sự kích động,lôi kéo của một số thế lực phản động bên ngoài: đòi lại đất cũ của tộc họ, đưa yêu sáchđòi nhà nước cấp đất sản xuất, cấp nhà, vay vốn sản xuất, vay tiền chuộc đất, chiếm đấtcủa người kinh, khiếu kiện đông người, vượt cấp v.v... Điều này không chỉ ảnh hưởngsâu sắc đến tình hình phát triển kinh tế mà còn dẫn đến nguy cơ bất ổn chính trị - xã hội ởmột tỉnh giáp biên giới nước bạn Campuchia. Để khắc phục tình hình trên, giải pháp căn bản, lâu dài và hiệu quả nhất là tiếp tụcthực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phát triển KT - XH vùngĐBDT, trong đó tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KTH người dân tộc là giảipháp mang tính đột phá. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế hộđồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang hiện nay” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cảvề lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Người Khmer có mặt sớm ở ĐBSCL, nhưng vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu vềngười Khmer ở ĐBSCL mới chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả trong vàngoài nước trong 50 năm trở lại đây. Một số công trình đi sâu nghiên cứu từng khía cạnhkhác nhau như vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL, văn hoá văn nghệ truyền thống củangười Khmer,v.v..Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình của ngườiKhmer cũng được giới thiệu khái lược trong một số công trình nghiên cứu, các chuyên khảocủa các tác giả người Pháp, Mỹ, các học giả miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng. Đặc biệt, sau ngày thống nhất đất nước cho tới nay, đã có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về dân tộc Khmer như: Tác giả Mặc Đường, trong nhiều bài nghiên cứu như: Quá trình phát triển dân cưvà dân tộc ở ĐBSCL (thế kỷ XV - XIX); vấn đề dân cư và dân tộc ở ĐBSCL vào nhữngnăm đầu thế kỷ XX… đã đề cập nhiều mặt về sự hình thành các cộng đồng tộc người,trong đó có người Khmer và mối quan hệ giữa các dân tộc trong vùng vào những thời kỳkhác nhau. Nghiên cứu sự tác động chính sách dân tộc của Đảng trên lĩnh vực KT - XH cóLuận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thanh Thuỷ: Quá trình thực hiện chính sách dân tộccủa Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL, Hà Nội - 2001. Côngtrình này tập trung đánh giá tác động, hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng đối với tìnhhình KT - XH vùng ĐBDT. Thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer có Luận văn thạc sĩ lịch sửcủa Nguyễn Tấn Thời: Đảng bộ An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối vớiđồng bào Khmer (1996-2004), Hà Nội - 2005. Trong công trình này tác giả tập trungđánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chínhsách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Thanh Nam, Đời sống tinh thần của đồng bàodân tộc Khmer nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Hà Nội, 2001. Trình bàynhững ...

Tài liệu được xem nhiều: