Danh mục

LUẬN VĂN: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 714.26 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải có những nhận thức mới về lý luận trong quá trình nghiên cứu chế độ tiền lương ở Việt nam. Theo cơ chế mới, do thừa nhận người lao động được tự do làm việc theo hợp đồng thoả thuận, tự do chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long LUẬN VĂN: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thùlao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long Lời mở đầu Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải có những nhận thức mới về lý luận trongquá trình nghiên cứu chế độ tiền lương ở Việt nam. Theo cơ chế mới, do thừa nhận người lao động được tự do làm việc theo hợp đồngthoả thuận, tự do chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sảnxuất, nghĩa là về mặt lý luận thừa nhận sự tồn tại khách quan của phạm trù sức lao động,nên tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn thuộc phạm trù trao đổi, phạmtrù giá trị. Tiền đề này yêu cầu Nhà nước, các doanh nghiệp khi hoach định chính sách tiềnlương phải bắt đầu nghiên cứu mục đích, động cơ làm việc, nhu cầu cũng như lợi ích kinhtế của người lao động. Nếu một tổ chức muốn trả công cao, thì nó có thể theo cách thông thường là chỉ thuhút những công nhân có tay nghề giỏi. Có nhiều yếu tố động lực khác như sự đảm bảo địavị công tác, cơ hội thăng tiến, sự đánh giá cao và điều kiện làm việc tốt ảnh hưởng đếncảm giác cá nhân về công việc, nhưng tiền lương vẫn là một trong những vần đề hàng đầu.Nếu thu nhập của người công nhân tốt, ổn định thì họ sẽ cảm thấy hài lòng, thấy yêu côngviệc hơn và làm việc có hiệu quả hơn. Chính vì thấy được vai trò của thù lao lao động đối với người lao động và qua thựctế em được thực tập tại Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long đã cho em thấy lập luậntrên là hoàn toàn chính xác nên em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tácthù lao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng ThăngLong” cho bài chuyên đề tốt nghiệp của em. Bài chuyên đề tốt nghiệp này gồm bachương:Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thù lao lao độngChương II: Những vấn đề thù lao lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng LongChương III: Một số biện pháp tăng cường thù lao lao động nhằm khuyến khích tăng năngsuất lao động Chương I Những vấn đề lý luận chung về thù lao lao độngI.Những vấn đề chung về thù lao lao động1.Khái niệm và ý nghĩa Trong cơ chế kinh tế thị trường, thuê mướn và sử dụng lao động được thực hiệntrên cơ sở hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mọiđiều khoản hai bên ký kết phải phù hợp với bộ luật lao động. Thông thường, trong các điềukhoản đó có các quy định về việc doanh nghiệp thực hiện chế độ thù lao lao động đối vớingười lao động. Thù lao lao động thường được biểu hiện ở hình thức tiền lương và tiềnthưởng. Khi phân tích quá trình sản xuất của cải vật chất, C.Mac đã nêu ra ba yếu tố của laođộng, đó là: lao động của con người, đối tượng lao động và công cụ lao động. Thiếu mộttrong ba yếu tố đó quá trình sản xuất sẽ không diễn ra. Trong đó, nếu xét về mức độ quantrọng thì lao động của con người là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất, hai yếu tố sau(chính là tư liệu sản xuất) là quan trọng, nhưng nếu không có sự kết hợp và sự tác độngcủa sức lao động của con người thì tư liệu sản xuất không thể phát huy được tác dụng. Vìviệc không đánh giá đúng vai trò quyết định của con người trong lao động sản xuất sẽ dẫnđến hiệu quả tiêu cực và ngược lại. Trong lịch sử phát triển xã hội, đã có nhiều cách nhìnnhận khác nhau về vai trò của con người tương ứng với mỗi loại quan niệm, xã hội có cáchứng xử và chính sách quản lý riêng và đã đem lại kết quả khác nhau khi sử dụng người laođộng. Nói đến vai trò của con người thì phải nói đến tính sáng tạo của họ trong quá trìnhlao động. C.Mac đã chỉ ra rằng, xã hội càng phát triển thì khả năng tư duy sáng tạo của conngười càng phát triển. Ngày nay người ta gọi tính sáng tạo đó là “chất xám”. Trong điềukiện khoa học kỹ thuật phát triển và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, thì xã hộinày, nước nào càng thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám càng thúc đẩy kinh tếphát triển. Muốn phát huy vai trò và tính sáng tạo của người lao động, chúng ta phải tìm hiểuđộng cơ hoạt động cũng như nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ, để từ đó xây dựng chínhsách thù lao lao động đáp ứng tốt nhu cầu và lợi ích đó. ở đây vấn đề đặt ra là: tại sao conngười lại làm việc? Mục đích làm việc của họ là gì? Vì sao cùng một người lao độngnhưng ở cơ quan, xí nghiệp này họ làm việc tốt, làm việc hết sức mình còn ở xí nghiệp, cơquan khác họ lại không muốn làm việc, làm việc với năng suất thấp và không có hiệu quảvấn đề là ở chỗ, ngoài môi trường làm việc còn có động cơ khác thúc đẩy họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: