Danh mục

LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.37 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 59,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ là vấn đề rất quan trọng đối với cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà phân phối. Vai trò của hoạt động bán lẻ thể hiện ở chỗ: hoạt động bán lẻ kênh phân phối quan trọng nhất đưa sản phẩm của các nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng và đây cũng là nơi các nhà sản xuất nhận được những phản hồi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm để từ đó có thể cải tiến chất lượng sản phẩm cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái LUẬN VĂN:Một số biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động bán lẻ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ là vấn đề rất quan trọng đối với cả các doanhnghiệp sản xuất cũng như các nhà phân phối. Vai trò của hoạt động bán lẻ thể hiện ở chỗ:hoạt động bán lẻ kênh phân phối quan trọng nhất đưa sản phẩm của các nhà sản xuất tớitay người tiêu dùng cuối cùng và đây cũng là nơi các nhà sản xuất nhận được những phảnhồi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm để từ đó có thể cải tiến chất lượng sảnphẩm cho phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Một hệ thống phân phối hiệuquả sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Nếu hoạt động bán lẻđược tổ chức khoa học thì sản phẩm của nhà sản xuất sẽ nhanh chóng tới tay người tiêudùng, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và lợi nhuận của công ty từ đócũng tăng lên. Còn đối với các nhà phân phối, thì bán lẻ là một kênh tiêu thụ một số lượng lớnhàng hóa cho công ty. Các nhà phân phối đều muốn hàng hóa mà mình cung cấp đượcđến thẳng với người tiêu dùng nhằm thu được mức lợi nhuận tối đa “mua tận gốc, bán tậnngọn”. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển biến lớn, trên thịtrường xu hướng tiêu dùng của người dân cũng có những sự thay đổi ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ đối với cácdoanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái em đãlựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ tại Công ty Cổphần Tập đoàn Phú Thái” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề thực tập của em gồm có 3 nội dung chính: Chương I: Khái niệm bán lẻ và các hình thức bán lẻ Chương II: Thực trạng hoạt động bán lẻ tại Công ty cổ phần Tập đoàn PhúThái Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổphần Tập đoàn Phú Thái Chương I BÁN LẺ VÀ CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺI. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA VIỆC BÁN LẺ1.1. Một số khái niệm liên quan:1.1.1 Khái niệm về phân phối: Bảo quản, vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất tới thị trường cuối cùnglà một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Khi quy mô sản xuấtcòn nhỏ hẹp, số lượng sản phẩm còn hạn chế thì các nhà sản xuất thường tự mình tiếnhành tất cả các hoạt động từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi nềnkinh tế ngày càng phát triển, quy mô sản xuất lớn, số lượng sản phẩm làm ra nhiều, thịtrường ngày càng mở rộng thì các nhà sản xuất không thể tiến hành phân phối sản phẩmtheo cách truyền thống được. Để đưa hàng hoá của mình tới tận tay người tiêu dùng mộtcách nhanh nhất và tiết kiệm được chi phí vận chuyển các nhà sản xuất đã sử dụng dịchvụ của các công ty phân phối vật chất, nhà kho và các công ty vận tải. Hiệu quả của hoạtđộng phân phối ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng, đến chi phí sản xuất vàdo đó ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty nhất là trong cơ chế thịtrường hiện nay khi các nhà sản xuất phải giành giật thị trường với hàng loạt các đối thủcạnh tranh khác. Một hệ thống phân phối hiệu quả sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh củasản phẩm lên rất nhiều. Vậy phân phối hàng hoá vật chất là gì? - Theo nghĩa rộng: phân phối hàng hoá vật chất bao gồm việc lập kế hoạch, thựchiện và kiểm tra các dòng vật chất của vật tư và thành phẩm từ các điểm xuất xứ đến cácđiểm sử dụng nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng và có lợi nhuận Hiện nay các công ty ngày càng chú ý tới tổng chi phí của phân phối hàng hoá vậtchất vì nó có thể chiếm tới 30-40% giá thành sản phẩm. Nếu giảm được những chi phínày thì giá thành sản phẩm có thể giảm đáng kể, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường. Những yếu tố chính trong tổng chi phí phân phối hàng hóa vật chất là:vận chuyển (37%), dự trữ hàng (22%), lưu kho (21%), xử lý đơn hàng, phục vụ kháchhàng và quản lý phân phối chiếm 20%. Mặt khác, hoàn thiện hệ thống phân phối khôngchỉ là giảm chi phí mà nó còn là công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Các công ty có thể thuhút thêm khách hàng bằng cách đảm bảo dịch vụ tốt hơn, rút ngắn chu kỳ thời gian hayđịnh giá thấp hơn thông qua việc cải tiến phân phối hàng hóa vật chất. - Mục tiêu phân phối hàng hoá vật chất của nhiều công ty là nhận đúng hàng, đúngđịa chỉ, đúng thời gian với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên mục tiêu này ít có giá trị đíchthực bởi vì không tồn tại một hệ thống phân phối vật chất nào có thể đồng thời tăng tối đadịch vụ đối với khách hàng và giảm tối thiểu chi phí phân phối. Bởi vì việc phục vụ tối đakhách hàng có nghĩa là phải dự trữ nhiều hàng, sử dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: