Danh mục

Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,005.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 46,500 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản phổ biến trên thế giới, được trồng ởkhoảng 80 quốc gia trên thế giới. Với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1 triệu tấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: chủ yếu xuất qua các kênh trung gian; chất lượng cà phê thấp và bị thải loại nhiều, giá xuất khẩu thấp và thường bị ép giá......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Luận vănMột số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ -1- CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ -2-Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản phổ biến trên thế giới, được trồng ởkhoảng 80 quốc gia trên thế giới. Với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1 triệutấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên,xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: chủ yếu xuất qua các kênhtrung gian; chất lượng cà phê thấp và bị thải loại nhiều, giá xuất khẩu thấp vàthường bị ép giá... Với mục tiêu nâng cao chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng chocà phê nhân xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã đăng ký tham giasản xuất cà phê theo hướng bền vững thông qua một số chương trình cà phê cóchứng nhận được giới thiệu tại Việt Nam. Việc tham gia các chương trình này làmthay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp dụng những kỹ thuật sảnxuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, bền vững về mặt xã hội vàđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cà phê Việt Nam từng bước đáp ứng yêucầu của thị trường thế giới.1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ 1.1.1 Cà phê và cà phê UTZ 1.1.1.1 Lịch sử cà phê Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứachất caffein và được sản xuất từ việc rang hạt của cây cà phê. Cà phê được sử dụnglần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9 khi nó được khám phá từ vùng cao nguyên Ethiopia.Theo truyền thuyết, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) đã pháthiện một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có lá xanh thẫm và quả giốngnhư quả anh đào đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Một ngườichăn dê và sau đó là các thầy tu ăn thử loại quả màu đỏ đó và xác nhận công hiệucủa nó. Như vậy có thể coi rằng nhờ đàn dê này mà con người biết được cây cà phê.Người ta cũng tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên củacây cà phê. -3- Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sangvùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lênvà sử dụng nó làm đồ uống. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha,hay còn gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Sau đó,cà phê được phổ biến ở Ai Cập, Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi.Sau đó là Ý và phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mỹ. Ngày nay, cà phê là mộttrong những thức uống thông dụng toàn cầu. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hạt cà phêđược lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trong đó ba dòng câycà phê chính là cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phêExcelsa (cà phê mít). Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từngloại cây, từng loại hạt và nơi trồng. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so vớicà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn nên giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại càphê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) củaIndonesia và Việt Nam. Cà phê đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu càphê nguồn thu nhập chính. Cà phê còn thúc đẩy sự tiến bộ của loài người vì cà phêlà chất xúc tác không thể thiếu cho mọi phát minh, mọi hoạt động sáng tạo. Cà phêgiúp con người khỏe mạnh về thể xác và tinh thần. Cà phê cũng góp phần vào sựhòa hợp và tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa và nghệ thuật, kích thích sáng tạo và cổvũ cho sự phát triển bền vững. 1.1.1.2 Cà phê UTZ Một trong những trọng điểm phát triển của thị trường hàng hóa trong vòng 10 -15 năm qua là hình thành các tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củangười tiêu dùng trên thế giới. Tiêu chuẩn đảm bảo rằng mọi mắt xích trong chuỗicung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về trách nhiệm xã hội và các vấn đềvề môi trường. Các tiêu chuẩn này bao gồm nhiều vấn đề từ an toàn sức khỏe nghềnghiệp đến các dự án phát triển cộng đồng và cung cấp tín dụng cho nông dân. Đối -4-với người tiêu dùng cuối cùng, họ được khuyến khích trả một khoản phụ trội cho lycà phê mà mình yêu thích để bù đắp một phần chi phí cho yêu cầu phát triển nôngnghiệp bền vững. Hiện nay, có nhiều tổ chức khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn khácnhau, trong đó các chương trình phổ biến là UTZ Certified, 4C, Rain Forest Alliance,Organic, Fairtrade... Mục đích của các chương trình đều giống nhau là hướng tớiphát triển cà phê bền vững với các chủ trương về xã hội, môi trường và kinh tế: Tạodựng những điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt cho nông dân, gia đình họ và nhữngngười làm công, bao gồm tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động; Bảo vệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: