Danh mục

LUẬN VĂN: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian tới

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 967.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt Nam các doanh nghiệp đều gặp những khó khăn gay gắt chưa từng có, làm giảm sút lợi nhuận và có nguy cơ phá sản "hoạt động kém hiệu quả" là cụm từ quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Đâu là nguyên nhân của vấn đề và biện pháp nào cần được thực thi nhằm đưa các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mục đích của bài viết là áp dụng những lý thiết đã được trang bị để thực tập giải quyết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian tới LUẬN VĂN: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian tớih Lời nói đầu Sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt Nam các doanhnghiệp đều gặp những khó khăn gay gắt chưa từng có, làm giảm sút lợi nhuận và có nguycơ phá sản hoạt động kém hiệu quả là cụm từ quen thuộc đối với các doanh nghiệp.Đâu là nguyên nhân của vấn đề và biện pháp nào cần được thực thi nhằm đưa các doanhnghiệp tồn tại và phát triển. Mục đích của bài viết là áp dụng những lý thiết đã được trangbị để thực tập giải quyết và Xí nghiệp Điện tử Truyền Hình- Công Ty Đầu Tư và PhátTriển Công Nghệ Truyền Hình - VTC được lấy làm cơ sở cho việc phân tích. Kết quả củaviệc phân tích là thực trạng hiệu quả hoạt động của xí nghiệp và sau đó là các biện phápcơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới. Nội dung cơ bản và kết cấu của chuyên đề nghiên cứu gồm 3 chương Chương I: Những luận cứ khoa học về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạtđộng của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua. Chương III: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của xínghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian tới. h Chương I Những luận cứ khoa học về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpI. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp. 1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế. Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức giátrị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu thuần và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trìnhkinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăngcủa các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên mức độ biến động củathời gian. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả.Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kếtquả chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toátlên ý niệm của vấn đề. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trênmỗi lao động hay mức doanh lợi của sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệuquả về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó, bởi vậy cần có khái niệm bao quát hơn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự pháttriển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác của nguồn lực đó trong quá trìnhsản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quantrọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêukinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Cụ thể ra hiệu quả sản xuất kinh doanh là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định là tối đa hoá lợinhuận và tối thiểu hoá chi phí. h 2. Bản chất hiệu qủa kinh tế. Bản chất của hiệu qủa sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hộivà tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quảkinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằmthoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệtđể các nguồn lực. Để đạt được các mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chútrọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiện có của các yếu tố sản xuất và tiết kiệmchi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quảtối đa với chi phí tối thiểu hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chiphí ở đây hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực,đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốtnhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiệnnhiệm vụ kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấyrõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọnphương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.II. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế - Khi đề cập đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: