Danh mục

LUẬN VĂN: phát triển kinh tế huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 36.81 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế đất nước thì từng địa phương được phân cấp quản lý nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh thổ theo định hướng của ngành và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Trong đó, phát triển kinh tế cấp huyện hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: phát triển kinh tế huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay LUẬN VĂN: phát triển kinh tế huyện bìnhxuyên tỉnh vĩnh phúc trong điều kiện hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệmvụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mởcửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế đất nướcthì từng địa phương được phân cấp quản lý nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnhthổ theo định hướng của ngành và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Trong đó,phát triển kinh tế cấp huyện hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứuđể làm sáng tỏ về mặt lôgíc và hoàn thiện quản lý trong thực tiễn. Huyện Bình Xuyên là một huyện mới tái lập từ ngày 01.09.1998 được tách ratừ huyện Tam Đảo thành huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương, sau khi tái lậphuyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Khi mới tái lập định hướng củaphát triển của huyện vẫn dựa vào quy hoạch của huyện Tam Đảo (cũ), lấy phát triểnnông nghiệp là chủ yếu, do vậy sau 3 năm tái lập kinh tế huyện Bình Xuyên pháttriển chậm chạp, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, đời sống của nhân dân còn khókhăn. Trong khi đó huyện có lợi thế gần thủ đô Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài, cóđường quốc lộ 2 và đường sắt chạy qua, mặt khác quá trình công nghiệp hoá và đôthị hoá của Tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra với tốc độ nhanh, kinh tế xã hội có bướcphát triển mạnh. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của huyện trong giai đoạn từ nayđến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là nhanh chóng khắc phục nhược điểm,khó khăn, khai thác tiềm năng điều kiện hiện có, tìm bước đi thích hợp để đẩynhanh quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn, nhằm xây dựng huyệntrở thành một huyện công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững nhằmnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy việc nghiên cứu,đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của huyện và đề ra các giải pháp phát triểnkinh tế là rất cần thiết nhằm phát huy tốt những yếu tố tiềm năng, định rõ phươnghướng phát triển các lĩnh vực kinh tế của huyện trong những năm tới, làm cơ sởkhoa học cho việc xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn huyện, để Bình Xuyên từng bước phát triển tương xứng vớivị thế của một huyện trọng tâm phát triển công nghiệp của tỉnh với mục tiêu phấnđấu đến năm 2015 huyện trở thành đô thị loại 4 của tỉnh Vĩnh Phúc. Là người trực tiếp tham gia quản lý ở huyện Bình Xuyên, tôi chọn đề tài“Phát triển kinh tế huyện Bỡnh Xuyờn tỉnh Vĩnh Phỳc trong điều kiện hiện nay”làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài có một số đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về pháttriển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mạinói riêng như: Luận văn thạc sĩ năm 2006 của Nguyễn Anh Tuấn chuyên ngành quản lýkinh tế, về hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội quận Long Biên thành phốHà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Chiến về tác động đầu tưtrực tiếp ở nước ngoài vào phát triển kinh tế -xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Nguyễn Văn Lúa về thu hút đầu tư để phát triểnkinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của NguyễnHoài Khanh về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế -xã hội ở tỉnhBình Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của Huỳnh Khánh Toàn về mối quanhệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam. Luận văn thạcsĩ kinh tế năm 2006 của Trần Anh Đức về định hướng và giải pháp quản lý Nhà nướcnhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm lệ thành phố Đà Nẵng... Tuy vậy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cáchhoàn chỉnh về phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiệnhiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Làm rõ căn cứ lý luận, phân tích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tếhuyện Bình Xuyên, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện BìnhXuyên tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó trọng tâm là các giải pháp quản lý nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế cấp huyện, xác định đúngvai trò, vị thế của chính quyền cấp huyện đối với phát triển kinh tế trong tình hìnhmới. Phân tích đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực và thực trạng tác động củaquản lý nhà nước đến sự phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2005 đến nay, chỉra những nguyên nhân của thành tựu và những hạn chế, yếu kém. Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế huyện BìnhXuyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các nhân tố cho phát triểnkinh tế và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện tới sự phát triển kinh tế huyệnBình Xuyên, đặt trong mối quan hệ với phát triển xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: trong phạm vi gianh giới hành chính của huyện BìnhXuyên tỉnh Vĩnh Phúc Phạm vi về thời gian: Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyệnBình Xuyên từ năm 2005 đến nay và giải pháp đến năm 2015 định hướng đến năm2020. Phạm vi ngành, lĩnh vực: Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu củahuyện Bình Xuyên, không phân biệt cấp quản lý. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các chỉ thịnghị quyết về phát triển kinh tế của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: