Danh mục

LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 832.48 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học - công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Trên thế giới giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi Quốc gia. Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện LUẬN VĂN:Quản lý tài chính ở Đại học ĐàNẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Trìnhđộ dân trí và tiềm lực khoa học - công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh vàvị thế của mỗi quốc gia. Trên thế giới giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết địnhsự thành bại của mỗi Quốc gia. Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII củaĐảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quantrọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước”, và nhấn mạnh “tăng cường cácnguồn lực cho giáo dục - đào tạo”, “tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục - đàotạo”. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020 cũng ghi rõ: ...Xây dựng một nền giáo dục - đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và Quốc tế”. Đại Học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 32/CP ngày 04/04/1994 củaChính phủ và Quyết định 477/TTg ngày 5/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ; được điềuchỉnh theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ và Quyết địnhsố 16/001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của Đại học ĐàNẵng đánh dấu bước đổi mới quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển nềngiáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, ở Đà Nẵng nói riêng trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển đại học của các nước tiêntiến trên thế giới, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa họcchất lượng cao của khu vực và cả nước. Để hoàn thành nhiệm vụ trọng đại đó, Đại HọcĐà Nẵng phải phát huy tiềm năng của mình, trên cơ sở sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước,trong đó hoàn thiện quản lý tài chính là bộ phận quan trọng. Với những điều kiện mới,nhiệm vụ mới, Đại học Đà Nẵng cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính để phốihợp cùng với các mảng công tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nângcao năng lực quản lý tài chính của Đại học Đà Nẵng. Vì vậy, đề tài: “Quản lý tài chính ởĐại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” được chọn làm đối tượngnghiên cứu trong luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quanđến lĩnh vực quản lý tài chính trong các trường đại học, trên cả nước nói chung và khuvực miền Trung nói riêng. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau đây: - Ngân hàng Thế giới, nghiên cứu tài chính cho giáo dục Việt Nam, Hà Nội,(1996) - Nguyễn Duy Bắc (2002), “Phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần xã hộihoá”, Tạp chí lý luận Chính trị. - Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Đoan (1999), Phát triển nguồn nhân lực cho giáodục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Công Nghiệp (1996), Xây dựng quy trình lập kế hoạch và cơ chế điềuhành ngân sách giáo dục - đào tạo, Bộ Tài chính. - Trần Thị Thu Hà (1993), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệthống giáo dục Quốc dân, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HàNội. - Trần Xuân Hải (2000), Giải pháp vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo tronggiai đoạn hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốcdân Hà Nội. - Lê Phước Minh (2001), “Vấn đề thu chi trong giáo dục Đại học và một số ý kiếnvề tạo nguồn”, Tạp chí Giáo dục, (7). - Trần Văn Phong (2001), Nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các trường Đạihọc công lập trong giai đoạn hiện nay, Luận án Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh. - Phạm Văn Ngọc (2001), Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại họcquốc gia Hà Nội-Thực trạng và giải pháp, Luận án Thạc sĩ Kinh tế,Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Duy Tạo (2000), Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào tạo cônglập ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh. Các công trình trên tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và đã đề cập đến nhiềukhía cạnh về đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, nguồn tài chính và quản lý tài chính ởcác trường đào tạo công lập. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cáchchuyên biệt về vấn đề quản lý tài chính của Đại học Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là thông qua phân tích thực trạng quản lý tài chính ở Đạihọc Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính ở Đại học ĐàNẵng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Phù hợp với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý tài chính phục vụ giáo dục đào tạo,nhân tố tác động tới việc quản lý tài chính phục vụ giáo dục đào tạo, kinh nghiệm của một sốnước trong việc quản lý tài chính phục vụ giáo dục đào tạo. - Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Đại Học Đà Nẵng thời gian qua và nêura những tồn tại cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy. - Luận chứng giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính của Đại học Đà Nẵngtrong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quản lý tài chính của Đại học Đà Nẵng (đơn vịsự nghiệp có thu), các yếu tố quyết định năng lực quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng baogồm yếu tố con người, quy chế quản lý và thiết bị hỗ trợ... Phạm vi nghiên cứu trong luận văn: - Về nội dung: Chủ yếu giới hạn ở các nội dung quản lý tài chính của Đại học ...

Tài liệu được xem nhiều: