Danh mục

Luận văn: Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.47 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế phát triển nhất từ trước đến nay. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện đất nước lúc đó. Trong sự nghiệp đổi mới đã thu được rất nhiều thắng lợi, những thắng lợi thành công bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài luận văn để hiểu chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam LUẬN VĂN: Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Lời nói đầu Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy của con người. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Mâu thuẫn luôn tồn tại khi sự vật xuất hiện và đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn không phải chỉ là một mà nó phát sinh rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện. Cùng với xu thế của thời đại và sự biến động của thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một tất yếu. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta. Khủng hoảng, lạm phát tăng đến đỉnh điểm, đời sống nhân dân khổ cực. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế phát triển nhất từ trước đến nay. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện đất nước lúc đó. Trong sự nghiệp đổi mới đã thu được rất nhiều thắng lợi, những thắng lợi thành công bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Việc nhận thức đúng tìm ra những nguyên nhân và giải quyết chúng có vai trò vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nên kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong, xử lý các vấn đề chính trị, xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển đổi nền kinh tế nên em quyết định chọn đề tàiQuy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phần I : quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mâu thuẫn 1.Khái quát lịch sử các tư tưởng triết học về mâu thuẫn và các mặt đối lập. Trải qua các quá trình phát triển của những hình thái khác nhau và các quá trình phát triển cao của các tư tưởng triết học nhân loại các quan niệm khác nhau về mâu thuẫn cũng thay đổi. Mỗi thời đại, mỗi trường phái có những lý giải khác nhau về mâu thuẫn, về những mặt đối lập, vì triết học luôn xuất phát từ những bối cảnh lịch sử nhất định. Thứ nhất là triết học thời cổ đại mà điển hình là 3 nền triết học lớn đó là Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp. Triết học Trung Hoa đã xuất hiện rất lâu vào cuối thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên nhưng phải đến cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các hệ thống triết học lớn của Trung Quốc mới xuất hiện. Những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn thời kỳ này đã xuất hiện tuy còn sơ khai. Ví dụ phái Âm - Dương nhìn nhận là mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập được gọi là sự thống nhất của Âm - Dương. Âm - Dương là đối lập nhau nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Sang đến phái đạo gia mà người sáng lập là Lão Tử, ông cũng có những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng của mặt đối lập này bao hàm của mặt đối lập. Ông nói Có và không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau . Tất cả trong đó, mỗi mặt đều trong quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra quan niệm về cái ác . Triết học thì đưa ra phạm trù vô ngã vô thường ( của trường phái Phật Quốc). Một tồn tại nào đó chẳng phải là nó mà là tổng hợp hội họp những cái không phải là nó mà nhờ hội đủ nhân - duyên. Trong cái Một đã bao hàm cái Đa , cái nhiều. Không có tồn tại nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác. Tất cả đều duy nhiếp nhau, và hòa đồng với nhau. Nhưng đã như vậy thì tất yếu phải đi tới một khẳng định về lẽ vô thường. Vô thường là chẳng thường hằng . Thường hằng là bất biến; Chẳng bất biến tức là biến, biến tức là biến động. Sinh - biến, biến - sinh; có có - không không, nay có - mai không ...tất cả đều trong quy luật nhất định cùng với sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng Triết học về mâu thuẫn cũng ngày càng rõ nét. Đến Heraclit - nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đ ...

Tài liệu được xem nhiều: