Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của tập đoàn, tổng công ty nhà nước – Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 69,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận dạng các hoạt động đầu tư mà PVN đã và đang tiến hành, từ đó khái quát “bức tranh” đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài của PVN dẫn đến hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra tác động kinh tế (đối với PVN, đối với Nhà nước, đối với thị trường) trong hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của tập đoàn, tổng công ty nhà nước – Nghiên cứu tình huống Tập đoàn Dầu khí Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- PHẠM QUỐC KHANGPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NGOÀI LĨNHVỰC KINH DOANH NÒNG CỐT CỦA TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụngtrong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết củatôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thànhphố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Phạm Quốc Khang ii LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành Luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo tạiChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minhđã trang bị kiến thức và nhiệt tình hỗ trợ mọi mặt cho tôi trong thời gian hai năm học vừaqua, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo Vũ Thành Tự Anhđã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi hoàn thành Luận văn này.Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, rất nhiều góp ý sâu sắccủa thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn, cô Đinh Vũ Trang Ngân để tôi có thểhoàn thành luận văn này. Qua đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Bộ phận Thưviện, Bộ phận Phòng Lab và các anh chị đang công tác tại Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học và nghiên cứu tại chươngtrình.Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và toàn thể các thành viên Lớp thạc sỹ Chính sách công khóa05 đã luôn động viên và ủng hộ tôi trong thời gian qua.Do hạn chế về mặt thời gian, năng lực thực hiện mà luận văn không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý Thầy, Cô; cácAnh/Chị và các bạn quan tâm đến chủ đề này để Luận văn được hoàn thiện. iii TÓM TẮTĐầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt trở thành vấn đề chính sách được Chính phủ vàcác cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Việc thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhànước trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm tái cơ cấu DNNN và tái cấu trúc nền kinh tế. Năm2012, giá trị đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt của các tập đoàn, tổng công ty là 22.300 tỷ đồng,giảm nhẹ so với mức gần 24.000 tỷ đồng của năm 2011. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí ViệtNam (PVN) là tập đoàn có giá trị đầu tư ngoài lĩnh vực nòng cốt lớn nhất, với giá trị 6.700 tỷđồng (Bộ tài chính, 2012). Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nàovề hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của các tổng công ty, tập đoàn kinh tếnhà nước. Luận văn này nghiên cứu tình huống PVN nhằm tìm lời giải đáp cho các nguyênnhân dẫn đến hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của PVN, và tác động củanó đến các chủ thể (PVN, Nhà nước, thị trường). Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghịchính sách đối với Nhà nước.Qua phân tích, luận văn chỉ ra hai nhóm nguyên nhân hình thành động cơ đầu tư ngoài ngànhcủa PVN. Thứ nhất, nguyên nhân từ bên trong, do PVN có nguồn lực lớn từ lợi nhuận giữ lạiđể tiến hành đầu tư. Thêm vào đó, do vấn đề ủy quyền - thừa hành, thông qua đầu tư đa ngànhnhằm khẳng định vị thế chủ đạo của tập đoàn, gia tăng sự ủng hộ chính trị và thu lợi ích kinhtế cho lãnh đạo các công ty. Các công ty con dễ dàng vay nợ, thuận lợi trong tiếp cận đất đainên có động cơ đầu tư vào bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận cao. Thứ hai, nguyên nhân từbên ngoài, PVN có tiền đề pháp lý thông thoáng cho việc đầu tư đa ngành ngay từ Quyết định91/Ttg năm 1994 và trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của PVN. Hiệu lực quản lý, cơ chếgiám sát lỏng lẻo là môi trường thuận lợi hậu thuẫn cho PVN tiến hành đầu tư ngoài lĩnh vựcnòng cốt. Yếu tố quan trọng khác nữa là tính chất thời điểm, sự nở rộ đầu tư của PVN bắtnguồn từ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản; tạo ra lực hút hấp dẫn đối vớiPVN.Tác động của hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh nòng cốt đối với các chủ thể là rấtrõ ràng. Đối với PVN, tập đoàn không thể thực hiện giám sát đối với toàn bộ hoạt động đầu tưngoài lĩnh vực nòng cốt do cơ chế đầu tư chồng chéo, nhiều tầng nấc; sự uy tín, hình ảnh của ivtập đoàn bị giảm sút; hiệu quả tài chính của đầu tư rất thấp, thậm chí thua lỗ gây tổn thất vốncho tập đoàn. Đối với Nhà nước, vốn đầu tư của nhà nước bị dàn trải, không đến được ngànhcần ưu tiên phát triển; đồng thời hoạt động này còn đi ngược lại chủ trương khuyến khích mọithành phần kinh tế tham gia kinh doanh của Nhà nước; tạo ra cơ cấu sở hữu chồng chéo tronglĩnh vực bất động sản gây ra sự phức tạp trong quản lý, và giải quyết nợ xấu cho hệ thốngngân hàng. Mặc dù đầu tư đa ngành ngay từ đầu được nhà nước cho phép, nhưng bây giờcũng chính nhà nước phải đóng vai trò người đi sửa chữa thất bại thị trường từ hoạt động đầutư đa ngành này của các tập đoàn. Đối với thị trường, nó phá vỡ cạnh tranh, tạo rào cản đốivới sự phát triển của khu vực tư nhân; góp phần gây ra sự mất cân bằng cung cầu trê ...

Tài liệu được xem nhiều: