Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phát triển các tổ chức tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng bền vững cho người nghèo, nghiên cứu tại TYM, Vieted, STU2 và DARIU

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.17 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 74,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài phân tích những chính sách của Nhà nước đối với ngành TCVM từ năm 2005 (thời điểm văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động TCVM, nghị định 28/2005-NĐCP được ban hành) cho đến năm 2016, ảnh hưởng tới tình trạng BCXTT và CPGD trên thị trường TCVM, từ đó có tác động đến hiệu quả tiếp cận TD của người nghèo như thế nào. Trên cơ sở đó, đưa ra gợi ý khuyến nghị chính sách, nhằm phát triển các MFI giúp việc tiếp cận tín dụng của người nghèo trở nên hiệu quả và bền vững hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phát triển các tổ chức tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng bền vững cho người nghèo, nghiên cứu tại TYM, Vieted, STU2 và DARIU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ NGÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ NHẰMTHÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG BỀN VỮNG CHO NGƢỜI NGHÈO, NGHIÊN CỨU TẠI TYM, VIETED, STU2 VÀ DARIU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ NGÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ NHẰMTHÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG BỀN VỮNG CHO NGƢỜI NGHÈO, NGHIÊN CỨU TẠI TYM, VIETED, STU2 VÀ DARIU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 -i- LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệuđược sử dụng trong luận văn này đều được trích nguồn với độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của TrườngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ngà -ii- LỜI CẢM ƠNTrước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các giảng viên và cán bộ củaChương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, những người không chỉ giúp chúng em có cơhội được tiếp cận với những kiến thức sâu sắc, mà còn mang đến những trải nghiệm đángnhớ trong một môi trường học thuật nhưng cũng mang đậm chất nhân văn.Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Quế Giang, cô không chỉ là người địnhhướng để giúp em có những bước đi đúng trong quá trình nghiên cứu, cô còn luôn độngviên để em có thể hoàn thành luận văn với khả năng tốt nhất của mình.Em xin gửi lời cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Đinh Công Khải, Thầy Lê Việt Phú, lànhững người đã hướng dẫn em trong quá trình chọn đề tài và khảo sát, lấy mẫu nghiên cứuEm xin gửi lời cảm ơn đến các Tổ chức tài chính vi mô The Dariu Foundation, VietED,TYM, CFRC, các chuyên gia tại Trung tâm Tài chính vi mô Học viện Ngân hàng đã giúpem có những hiểu biết thực tế và phân tích chính xác về hoạt động tài chính vi mô.Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, tập thể MPP8-gia đình thứ hai,đã luôn chia sẻ, động viên và đi cùng nhau trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. NGUYỄN THỊ NGÀ Học viên lớp MPP8, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright -iii- TÓM TẮTNgười nghèo hoàn toàn có khả năng làm kinh tế, nhưng cơ hội tiếp cận với các nguồn lựcđể phát huy khả năng của họ lại bị hạn chế, việc tiếp cận vốn cũng như vậy. Banerjee vàDuflo (2012) chỉ ra rằng trên thế giới chưa tới 5% người nghèo ở nông thôn và dưới 10%người nghèo ở thành thị có một khoản vay từ ngân hàng. Tại Việt Nam, khoảng 21% ngườitrưởng thành được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, trong đó chỉ có 6% tổng số ngườinghèo được tiếp cận tín dụng (TD) chính thức (MicroSave 2015, tr.1). Tài chính vi mô (TCVM) như một kênh hiệu quả, giúp người nghèo tiếp cận vớinguồn vốn. Tuy nhiên, gần 30 năm phát triển, Việt Nam mới chỉ có 3 tổ chức TCVM(MFI-Microfinance Institution) chính thức, gần 50 MFI bán chính thức, tỷ lệ người nghèođược tiếp cận TCVM còn rất ít, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp. Đánh giá của Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB) năm 2010, quy mô cấp tín dụng vi mô (TDVM) của các MFI tạiViệt Nam tương đương khoảng 4% GDP (trong khi tổng quy mô cấp tín dụng cả nền kinhtế/GDP năm 2010 là 135.79%), chưa đáp ứng nhu cầu của người nghèo.Lý thuyết thể chế của North (1990) và chi phí giao dịch (CPGD) của Coase (1960) chorằng, một thể chế tốt sẽ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả giao dịch và ngược lại, thể chếyếu kém, môi trường bất cân xứng thông tin (BCXTT) sẽ dẫn đến CPGD đắt đỏ, khiếngiao dịch không xảy ra hoặc diễn ra với chi phí cao.Vận dụng vào thị trường TCVM hiện nay, luận văn chỉ ra tiếp cận TDVM của người nghèochưa hiệu quả và bền vững. Những người nghèo nhất có thể bị loại ra khỏi đối tượng chovay; các khoản TDVM phải trả lãi suất cao, trong khi tiền gửi tiết kiệm bắt buộc (TKBB)tương tự tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại (NHTM), lại được trả lãi không kỳhạn; các dịch vụ hỗ trợ quản lý và sử dụng vốn ít được cung cấp, khiến hiệu quả sử dụngvốn không cao. Nguyên nhân là do thị trường tín dụng cho người nghèo tồn tại BCXTT vàCPGD cao, trong khi những tác động chính sách không giúp cải thiện điều đó.Trên cơ sở đó, luận văn khuyến nghị chính sách: (i) Từ phía MFI: phân nhóm đối tượngkhách hàng và có chính sách riêng với đối tượng nghèo nhất; hoàn thiện cơ sở vật chất vàđội ngũ nhân lực. (ii) Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN): xây dựng hệ thống văn bảnpháp quy, tách biệt hoạt động quản lý các MFI với NHTM; xây dựng cơ sở dữ liệu thôngtin TDVM. (iii) Đối với Bộ tài chính: Ưu đãi về miễn và giảm thuế thu nhập cho các MFItrong thời gian đầu chu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: