Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sự tiến thoái lưỡng nan đối với nhà ở phi chính thức tại thành phố hồ chí minh: tình huống xã Thới tam thôn - huyện Hóc môn

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.70 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 66,000 VND Tải xuống file đầy đủ (66 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu thị trường nhà ở phi chính thức, cụ thể là ở địa bàn xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM, qua đó đánh giá khả năng chi trả của những người dân, đặc biệt nhóm có thu nhập trung bình và thấp; tìm hiểu thay đổi của chính sách đất đai, nhà ở và xây dựng qua các năm đã đem lại lợi ích cũng như những rủi ro gì cho người dân cũng như chính quyền thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sự tiến thoái lưỡng nan đối với nhà ở phi chính thức tại thành phố hồ chí minh: tình huống xã Thới tam thôn - huyện Hóc môn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——————— PHẠM MINH THIÊN PHƯỚC SỰ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN ĐỐI VỚI NHÀ Ở PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TÌNH HUỐNG XÃ THỚI TAM THÔN - HUYỆN HÓC MÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM MINH THIÊN PHƯỚC SỰ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN ĐỐI VỚI NHÀ Ở PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TÌNH HUỐNG XÃ THỚI TAM THÔN - HUYỆN HÓC MÔN Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THẾ DU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nội dung bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Phạm Minh Thiên Phước Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 năm 2013 ii LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, đã tạo điều kiện cho tôi có được cơ hội rèn luyện trong môi trường học tập lý tưởng. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Chương trình đã tận tình truyền đạt tri thức và chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại đây, những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu từ Chương trình đã và đang mang đến cho tôi những giá trị vô cùng quý báu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Thế Du, người đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình hình thành ý tưởng và thực hiện luận văn này. Thầy đã giành rất nhiều thời gian trao đổi để giúp tôi nhận diện, tiếp cận vấn đề và hoàn thiện luận văn của mình. Ngoài ra, xin cám ơn tất cả các anh, chị và các bạn đồng môn trong Chương trình đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tại Fulbright. Xin cảm ơn UBND Huyện Hóc Môn đã cung cấp thông tin và số liệu quan trọng, giúp tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân yêu quý trong gia đình của tôi đã luôn động viên và hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi có điều kiện hoàn tất luận văn Thạc sĩ của mình. iii TÓM TẮT Đô thị hóa mạnh mẽ đi kèm gia tăng nhà ở phi chính thức là hiện tượng đang diễn ra tại hầu hết các siêu đô thị của những quốc gia đang phát triển. Điều kiện sống của các khu nhà nằm ngoài pháp luật ở các nước thường rất tồi tệ do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như thiếu thốn điện, nước sạch, cơ sở y tế, vấn đề vệ sinh và an ninh v.v... Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, tương tự cũng đang phải đối mặt với vấn nạn nhà ở không chính thống phát triển tràn lan. Tuy nhiên, TP.HCM có ưu điểm rất lớn so với những thành phố khác tại các nước đang phát triển đó là: (1) môi trường sống thuộc khu vực phi chính thức tốt hơn và (2) hầu hết các hộ gia đình có khả năng sở hữu nhà ở. Điều này xuất phát từ sự nới lỏng chính sách trong việc cho phép tồn tại và hợp thức hóa một phần những nhà ở xây dựng tự phát không đầy đủ giấy tờ hợp lệ (thậm chí là trái phép); nhà nước thường xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đến những khu vực đã hình thành khu dân cư; giá đất và xây dựng của khu vực phi chính thức rất phải chăng so với kênh chính thức đã giúp đại đa số người dân có nhà. Tuy nhiên, hiện tượng coi thường và cố tình vi phạm pháp luật với kỳ vọng không sớm thì muộn sẽ được hợp thức hóa nhà ở cũng đang đặt chính quyền thành phố vào tình thế vô cùng tiến thoái lưỡng nan. Do đó, trường hợp Thới Tam Thôn - một xã tập trung rất đông nhà ở xây dựng trái phép của TP.HCM - được chọn làm phạm vi nghiên cứu của đề tài để chứng minh cho điểm khác biệt trên cũng như phân tích khó khăn về mặt chính sách của thành phố đối với nhà ở phi chính thức. Kết quả điều tra và số liệu thu thập đã cho thấy, chi phí nhà ở khu vực phi chính thức phù hợp hơn với khả năng chi trả của người dân, điều kiện sinh sống của người dân trong khu vực phi chính thức vẫn chấp nhận được bởi điện, nước sinh hoạt đều được cung cấp đầy đủ, các cơ sở y tế và giáo dục đều có thể tiếp cận. Kết quả cũng phản ánh sự nhận thức được rủi ro của phần lớn người dân khi giao dịch nhà ở xây dựng trái phép, nhưng do giá cả phù hợp với mức thu nhập cùng với sự hy vọng vào chính sách nhà nước thường theo sau đã khiến cho rất nhiều người lựa chọn khu vực này. Do đó, cho dù nằm ngoài pháp luật và bị ngăn cản nhưng số lượng nhà phi chính thức vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Vì vậy, nhằm tránh việc chính sách lẫn quy hoạch phải thay đổi theo thực trạng phát triển như hiện nay, nhà nước cần thay đổi cách thức quy hoạch và đảm bảo tính thượng tôn trong pháp luật. iv MỤC LỤC Lời Cam Đoan .................................................................................................................... i Lời Cảm Tạ ....................................................................................................................... ii Tóm Tắt ............................................................................................................................ iii Mục Lục ................................................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: