Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà Bình Yên - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu là nhằm khảo đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình của NNBY và kết quả đạt được trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển, nhân rộng mô hình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại các địa bàn khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà Bình Yên - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Nguyễn Văn Thanh Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Văn Thanh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Công tác xã hội: 60 90 01 01 Nghd: TS. Bùi Thị Xuân Mai Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Tham vấn cá nhân; Bạo lực gia đình; Phụ nữ; Công tác xã hội Contents: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phụ nữ Việt nam chiếm 50,8% dân số, 50,3% lực lượng lao động của cả nước, họ có vai trò và tiềm năng to lớn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và có chức năng quan trọng là làm vợ, làm mẹ, duy trì và phát triển nòi giống. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện để phụ nữ phát huy mạnh mẽ tài năng, sức sáng tạo, nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng đồng thời, cơ chế thị trường và ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với phụ nữ: thiếu việc làm, thiếu cơ hội để học tập, nâng cao trình độ và tham gia vào các hoạt động xã hội, bất bình đẳng giới, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội và bạo lực; là đối tượng đầu tiên gánh chịu bất hạnh do những đổ vỡ gia đình. Làm thế nào giúp phụ nữ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những tác động tiêu cực để họ không những thực hiên tốt chức năng kinh tế mà còn thực hiện tốt chức năng tình cảm, giáo giục con cái giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn trong gia đình và của xã hội nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền còn người và là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới. Hiện nay, tình trạng BLGĐ xảy ra ở Việt Nam nổi lên như một vấn đề xã hội bức xúc. Nghiên cứu năm 2010 của tác giả Bùi Thị Xuân Mai trên 188 phụ nữ tại nông thôn cho thấy có tới gần 50% phụ nữ được hỏi họ đã từng trải nghiệm bị bạo lực tinh thần: mắng, nhiếc, xỉ vả… Nạn nhân của BLGĐ thường là phụ nữ và trẻ em. BLGĐ dẫn đến nhiều hậu quả: về thể xác, tinh thần, kinh tế. Tổn thương về thể xác của nạn nhân: gãy xương, tàn phế, bầm dập, rách da, suy giảm chức năng vận động… thậm chí nạn nhân có thể bị tử vong. Về tâm lý và hành vi của nạn nhân: hoảng loạn, lo âu, buồn chán, trầm cảm, tâm thần, lạm dụng các chất kích thích, lệch lạc về hành vi. Về kinh tế: tốn kém tiền của do chi phí đề khám và điều trị bệnh tật, phải nghỉ việc nên không có nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, nhà nước cần phải chi phí nhiều cho công tác tuyên truyền đẩy mạnh bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ.Về mặt xã hội: làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến cộng đồng, trật tự trị an. Trước những khó khăn nêu trên của phụ nữ bị bạo lực gia đình đã có những hoạt động trợ giúp công tác xã hội song còn khá hạn chế. Đặc biệt là các hoạt động can thiệp và trợ giúp cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Mô hình NNBY là một trong những mô hình mới của công tác xã hội ở nước ta, với các hoạt động trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình trong đó hoạt động tham vấn cá nhân là một hoạt động đang được đánh giá cao nhưng mô hình này chưa được nhân rộng. Nghiên cứu lựa chọn đề tài tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhằm đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hoạt động tham vấn cá nhân tại NNBY để nhân rộng mô hình này trên địa bàn cả nước. 2.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình 2.1. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình BLGĐ không phải chỉ là vấn đề của một gia đình hay chỉ tồn tại ở một vài nước mà BLGĐ, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đang trở thành vấn đề phổ biến trong tất cả các nước trên toàn cầu. Do tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng của BLGĐ đến nền an sinh của mỗi cá nhân và toàn xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới (Adapted from “Violence Against Women,” WHO, FRH/WHD/97.8, “Women in Transition” Regional Monitoring Report, UNICEF 1999, and a study by Domestic Violence Research Centre, Japan.) Trung Quốc: theo báo cáo của chính phủ có tới 305 gia đình có bạo lực; Hàn Quốc 40- 60% phụ nữ bị bạo lực, Nhật Bản 60% phụ nữ được hỏi cho là đã từng bị bạo lực; Thái Lan 20%, Malaxia 39% (K.Soin, 2001). Tác phẩm “”Loving to Survive - Sexual Terro Men’s Violence and Women’s Live” (Tình yêu và sự sống sót - sự khủng bố tình dục của đàn ông và cuộc sống của phụ nữ) của Dee L.R. Graham và hai đồng nghiệp là Edna. Rawlings và Roberta K.Rigsby đã phân tích các ảnh hưởng của bạo lực nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về gia đình và BLGĐ: Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề tài “BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam” nghiên cứu tại 3 tỉ ...