Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020

Số trang: 152      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 152,000 VND Tải xuống file đầy đủ (152 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020. Luận văn đưa ra cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007; định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ________________ Huỳnh Phẩm Dũng Phát CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 1995 – 2007 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ________________ Huỳnh Phẩm Dũng Phát CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 1995 – 2007 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là động lực phát triển của thế giới. Từsau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế với mụctiêu xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH). Đổi mới kinh tế phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kinh tế (CCKT), chuyểndần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế của các nước nói chung cũng như ở ViệtNam nói riêng trong thời gian qua đã chỉ ra rằng những thành công hay thất bạitrong việc phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định CCKT có hợp lí haykhông. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác địnhvà hoàn thiện một CCKT hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nềnkinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nộidung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vớinền kinh tế còn nặng về nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với cả nước,Tiền Giang đang trong tiến trình xây dựng và phát triển theo hướng CNH, HĐH.CCKT của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tuy nhiêndo nhiều nguyên nhân khác nhau sự chuyển dịch còn chậm và chưa vững chắc. Từ năm 2006, Tiền Giang gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(KTTĐPN) tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầuđẩy mạnh CNH, HĐH và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhậpquốc tế sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi CCKT phải được chuyển dịch nhanh và hiệuquả hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ cơ sở lí luận, từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)tỉnh Tiền Giang và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơcấu kinh tế tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 – 2007 và định hướng đến năm 2020” đểnghiên cứu và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển kinh tếcủa tỉnh nhà trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn vềCDCCKT tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, từ đó đưa ra những định hướng vàđề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanhhơn theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luậnvăn đề ra những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lí luận có liên quan đến CCKT và CDCCKT, làmrõ các khái niệm, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá cơ bản. - Đánh giá tác động của các nhân tố chủ yếu đến CDCCKT tỉnh Tiền Giang;phân tích thực trạng CDCCKT của tỉnh trong thời gian qua, đánh giá những thànhtựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. - Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúcđẩy CDCCKT tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH. 3. Giới hạn nghiên cứu Về nội dung: do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứucủa luận văn được giới hạn: (i) phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; (ii) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấukinh tế theo ngành, theo thành phần gồm: cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, năng suấtlao động và cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành, không phân tích sâu các lĩnh vựctrong từng ngành; (iii) phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ gồm: cơcấu giá trị sản xuất của các địa phương phân theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so vớitoàn tỉnh; (iv) đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơcấu kinh tế tỉnh Tiền Giang theo hướng CNH, HĐH. Về không gian: là địa bàn lãnh thổ của tỉnh Tiền Giang bao gồm 9 đơn vịhành chính: Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, các huyện Cái Bè, Cai Lậy, TânPhước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông với tổng diện tíchtự nhiên là 248.180 ha. Về thời gian: phần đánh giá thực trạng được đề cập từ năm 1995 đến năm2007. Phần định hướng, đề xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: