Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy Tiếng Việt lớp 11 theo quan điểm giao tiếp gồm có 3 chương nêu lên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; quan điểm giao tiếp với việc dạy Tiếng Việt lớp 11; thực nghiệm sư phạm. Luận văn hữu ích với các bạn chuyên ngành Giáo dục học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy Tiếng Việt lớp 11 theo quan điểm giao tiếp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Nguyễn Thị Thùy Trang DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP Chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học môn VănMã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LY KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Ly Kha. Cô đã tận tình hướng dẫnkhông chỉ về chuyên môn mà còn cả về hình thức, bố cục trình bày, cách diễn đạt; giới thiệu và gửitặng tài liệu nghiên cứu giúp tôi có nhiều cơ sở để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TS. TrầnThanh Bình đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài luận văn của tôi. Đồng thời, tôi xincảm ơn Ban Giám hiệu, Các giáo viên trong tổ Ngữ Văn và Thầy Đỗ Trung Lai (giáo viên dạyToán) Trường trung học phổ thông Tân Châu (An Giang); Cô Phan Thị Cẩm Lan (Trường trunghọc phổ thông Châu Văn Liêm - An Giang); Cô Trần Thị Mộng Thúy (Trường trung học phổthông Mỹ Thới - An Giang); Cô Lê Linh Chi (Trường trung học phổ thông Hùng Vương - Thànhphố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp cùng tôi trong việc thực nghiệm sư phạm.Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, người đã tận tình chỉ dẫn cho tôi nhiều tài liệu vàphương pháp nghiên cứu đề tài, đồng thời đọc và góp ý rất nhiều cho luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt (TV) là môn học (phân môn) được dạy từ tiểu học đến trung học phổthông hiện nay. Về phương pháp, nếu như ở tiểu học, việc dạy theo quan điểm giao tiếpđã được xác định, được thể hiện khá rõ và nhất quán từ chương trình đến sách giáokhoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu dạy học và phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học thì ở trung học cơ sở và trung học phổ thông việc dạy học TV vẫn còn nặng vềcấu trúc; quan điểm giao tiếp trong dạy học TV chưa được chú ý khai thác một cáchtriệt để đúng với vai trò và thế mạnh của nó. Nhiều giáo viên (GV) chưa thật quan tâmđến việc hướng học sinh (HS) học TV để giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả; cũng cónhững GV quan tâm đến việc dạy TV theo định hướng giao tiếp nhưng gặp khó khăntrong quá trình giảng dạy. GV THPT hầu như chỉ quan tâm đến dạy văn, chưa chú ýđến dạy TV; suốt thời gian dài trước đây, dạy học tiếng theo quan điểm cấu trúc nênkhó tránh khỏi khó khăn khi nắm bắt và vận dụng quan điểm giao tiếp. Từ thực tế giao tiếp với HS, cũng như qua các bài kiểm tra, bài viết của các em,các thầy cô giáo đều có chung nhận xét: “kĩ năng trình bày, diễn đạt của HS phần nhiềuchưa tốt”; có em có ý tưởng nhưng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói(viết) vụng về, sơ sài” hoặc “lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu logic”, khiến người nghekhó nắm bắt được vấn đề các em muốn trình bày,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sử dụng TV của HS, trongđó có cả việc nhà trường dạy học phân môn TV chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhậnxét chung về tình hình dạy học TV trong nhà trường hiện nay, Lê A cho rằng: “Tìnhtrạng nội dung lí thuyết và bài tập thực hành mang nặng tính chất ngôn ngữ, tính cấutrúc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả thấp của việc dạy họcTV hiện nay trong nhà trường phổ thông. Chúng ta dạy nhiều, HS học nhiều và có thểbiết nhiều song vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết đến nơi đến chốn về cách thức và nghệ 2thuật sử dụng TV. Và kết quả tất yếu là năng lực TV của các em còn nhiều non yếu,không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng như trong lĩnh vựcgiao tiếp xã hội”. “Chọn hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng nhữngkhông bỏ qua các tri thức Việt ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linhhoạt, phong phú hơn và gần với thực tế cuộc sống hơn.” (“Dạy TV là dạy một hoạtđộng và bằng hoạt động” – Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001). Đây cũng là sự gợi ý cho những ai quan tâm đến việc dạy học TV, nghiên cứu vềphương pháp dạy học TV. Nếu việc học của HS chỉ dừng lại ở những kiến thức về TV trong nhà trường thìchưa đủ, kiến thức chỉ hoàn chỉnh và vững chắc khi HS đã thực sự vận dụng vào hoạtđộng giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của ngôn ngữ”. Chỉ có đặt tronghoạt động giao tiếp, thì giá trị của các phương tiện ngôn ngữ mới được xác định. Vàcũng chỉ có trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tốgiao tiếp nằm ngoài ngôn ngữ thì HS mới có điều kiện để hiểu chắc, hiểu sâu TV vàbiết cách sử dụng phù hợp, hiệu quả ...