Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 749.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11 được thực hiện nhằm mục đích xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở trường trung học phổ thông để phát huy năng lực đọc hiểu tác phẩm ở học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ Ngô Thị Lùng Em HỆ THỐNG CÂU HỎI CẢM THỤTRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM Ở LỚP 11 Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Ân suốt thời gianqua đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm TPHCM đã hết lòng giảng dạy chúng tôi trong suốt khoá học. Xin cảm ơn khoa Ngữ Văn, phòng Khoa học công nghệ - Sau Đạihọc, trường Đại học Sư phạm TP HCM; Sở Giáo Dục và Đào Tạo,Ban Giám Hiệu, các giáo viên tổ Văn và học sinh trường THPTNguyễn Thông đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTGV : Giáo viênHS : Học sinhTHCS : Trung học cơ sởTHPT : Trung học phổ thôngSGK : Sách giáo khoaPP : Phương phápBP : Biện pháp MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Sự phát triển của đất nước trong thời kì mới Từ những năm 50 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trênthế giới bùng nổ và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Bước tiến củakhoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống conngười, thúc đẩy tốc độ phát triển của xã hội tăng lên nhanh chóng. Vì thế,bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự đổi thay kì diệu của cuộc sốngdo sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi địa cầu này trởnên mỗi ngày một phẳng thì con người sẽ tồn tại trong thế giới đa diện, đachiều. Vì vậy, các dân tộc đều nghĩ tới việc chuẩn bị xây dựng cho thế hệtương lai những phẩm chất, năng lực thích ứng để có thể bắt kịp, hòa nhập vàvươn lên làm chủ cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thay đổi. Bởi thế, côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế toàn cầu hóa cũng chịunhững ảnh hưởng, tác động chung, dẫn tới những điều chỉnh về mục tiêu,chiến lược phát triển con người. 1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Bác Hồ đã từng nói “xã hội nào thì giáo dục đó”. Có thể thấy, chưa baogiờ nền giáo dục và đào tạo ở nước ta đứng trước thử thách to lớn như hiệnnay, nhất là khi nó được xem như một khâu của quá trình sản xuất, là bộ phậnchủ yếu của nền kinh tế tri thức. Những nghị quyết của Ban chấp hành trungương Đảng về văn hóa giáo dục qua các nhiệm kì đã cho thấy nhiệm vụ quantrọng của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ởkỉ nguyên mới. Đó là những con người có đủ trí tuệ và nhân cách, luôn năngđộng, sáng tạo, làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Bộ môn văn trong nhàtrường, với tư cách vừa là bộ môn nghệ thuật vừa là một môn học nên nócũng sẻ chia sứ mệnh đầy khó khăn và vẻ vang. Cố thủ tướng Phạm VănĐồng cho rằng dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, là rèn luyện bộóc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi nhữngphương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình. Gần đây, trong xu hướng phát triển của quan điểm dạy học hiện đại, tíchcực, vai trò chủ thể của người học được đề cao, học sinh được xem là “nhânvật trung tâm” của giờ học. Đối với quá trình dạy học văn, học sinh chính làchủ thể cảm thụ nghệ thuật. Với quan niệm như vậy, các nhà lí luận, các nhàphương pháp cũng như đội ngũ những người làm công tác sư phạm luôn nỗlực để tìm ra phương pháp, biện pháp tối ưu nhằm tích cực hóa hoạt độngphân tích, cảm thụ nghệ thuật của học sinh. Cùng với một số phương phápdạy học đã được đề xuất thì một vấn đề cần đặt quan tâm lên hàng đầu đó làxác định mối quan hệ giữa thầy và trò trên lớp, mối quan hệ ấy được biểu hiệntrực tiếp qua hệ thống câu hỏi do thầy đưa ra. Cách đặt câu hỏi, nội dung vàviệc sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ học văn không chỉ cho thấy bảnlĩnh, trình độ, tác phong sư phạm của người đứng lớp mà nó còn thể hiệnphẩm chất nghệ sĩ của người thầy giáo . Hệ thống câu hỏi có hay , có đúng thìmới kích thích hứng thú , cảm xúc của người học . Như một nhà phương phápđã nói “ Nếu câu hỏi không phù hợp với việc phát huy chủ thể cảm thụ nghệthuật của học sinh và thầy giáo thì sự không ăn khớp ấy có tác hại đáng kể,thậm chí có khi không gây được cảm xúc và ấn tượng mạnh như được lây lantrong phương pháp diễn giảng trước đây ”. 1.3. Thực tế dạy học văn ở trung học phổ thông Thực tế dạy học văn ở t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: