Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 908.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở bao gồm những nội dung về dạy đọc - hiểu văn bản trong chương trình THCS; dạy học truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 theo hướng đọc - hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Kha Lệ ThanhChuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn VănMã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hồng Hà suốt thời gian quađã vô cùng nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn Khoa Văn, Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học –Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; các Thầy, Cô và học sinhtrường THCS Lam Sơn; các bạn bè, đồng nghiệp… đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả luận văn MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiDạy học, đặc biệt dạy Văn, vừa là bộ môn khoa học cung cấp tri thức vừa là bộ môn nghệthuật. Do đó, người thầy cần có tri thức thật vững vàng đồng thời phải có sự vận dụnglinh hoạt về phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh (HS) thìmới thực hiện tốt được nhiệm vụ dạy học của mình.Một thực tế được thấy rõ hiện nay là: phần đông học sinh ngán ngại học môn Ngữ văn, ítđầu tư cho môn này, dẫn đến hiệu quả học tập không cao, không đều giữa các môn học.Học sinh ngày càng lạnh nhạt với môn Ngữ văn, trong giờ văn nhiều khi học sinh tỏ rathờ ơ lãnh đạm với số phận nhân vật, với tiếng nói tâm tình của nhà văn.Một thực trạng nữa là học sinh không học bài, không soạn bài, không đọc văn bản, lênlớp học thụ động, chép và trả bài một cách máy móc… đây là điều rất đáng lưu tâm, nếukhông sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Những thựctrạng này dẫn đến kết quả là học sinh không hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm vănchương; không có kỹ năng vận dụng kiến thức để viết một bài luận cho đúng, hay; thiếutư duy sáng tạo, thiếu tinh thần thái độ học tập đúng đắn.Về phía giáo viên (GV), một số chưa thu hút được học sinh, hoặc có tâm lý dạy cho đủnghĩa vụ, không cần quan tâm đến tâm lý, tình cảm của học sinh.Những tiết thao giảng cho đồng nghiệp dự giờ đôi khi chỉ mang tính biểu diễn, còn thựctế ở lớp là công đoạn đọc - chép - học thuộc lòng - trả bài mẫu. Cách học này dần dầngiết chết khả năng cảm thụ, sáng tạo của học sinh; kiến thức của người thầy cũng dần dầnbị mòn đi.Trong thực tế có một số giáo viên không nắm vững phương pháp phân tích một tác phẩmđược chọn giảng trong chương trình theo đặc trưng thể loại của nó nên khai thác tácphẩm một cách chung chung, sơ lược, công thức.Đổi mới phương pháp dạy học Văn là một đòi hỏi cấp bách, một vấn đề có tính chất thờisự khoa học hiện nay. Với chương trình đổi mới giáo dục, môn Ngữ văn trong nhà trườngđã có được những bước tiến đáng kể, chất văn chương, chất nhân văn của chương trìnhvăn học đã được nâng lên khá rõ song vấn đề phương pháp dạy học Văn vẫn còn là mộtbài toán khó đang cần sự giúp sức của nhiều người.Luật giáo dục của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 05 tháng 05 năm 2005, trongđiều 5 đã nêu rõ yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục: Phương pháp giáo dục phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng chongười học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.[43, tr.7,8].Có thể thấy hiện nay một bộ phận GV Văn chưa tìm ra phương pháp dạy học (PPDH)thích hợp mặc dù trong thời gian qua chủ trương của Bộ Giáo dục là đổi mới phươngpháp, cải tạo phương pháp; dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa HS [Trích Nghị quyết Trung ương lần IV Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục vàđào tạo]. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn là sự vận dụng linh hoạt cácnguyên tắc, các thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ độngtích cực sáng tạo của HS, giúp các em tư tìm tòi, khám phá ra chân lý thay vì cách họcthụ động một chiều trước đây.Dạy đọc - hiểu là một hoạt động giảng dạy mới xuất hiện trong chương trình SGK 2002.Hiện nay, các nhà nghiên cứu và các nhà sư phạm cũng đã và đang tìm hiểu về bản chấtvà vận dụng việc dạy đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn. Đây là phương pháp hướngdẫn học sinh đọc văn bản - bám sát câu chữ văn bản để chỉ ra nội dung tư tưởng, tự khámphá ra cái hay, cái đẹp của văn bản, giúp HS hình thành phương pháp đọc - hiểu các tácphẩm cùng loại. Với phương pháp dạy như vậy thì dạy đọc - hiểu văn bản sẽ đáp ứngđược yêu cầu đổi mới phương pháp, phát huy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: