Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần Hóa học vô cơ lớp 11 - Nâng cao

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.40 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 113,000 VND Tải xuống file đầy đủ (113 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần Hóa học vô cơ lớp 11 - Nâng cao được thực hiện nhằm thiết kế SGK điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao nhằm hỗ trợ việc tự học của học sinh THPT; thực nghiệm sư phạm đểđánh giá chất lượng và hiệu quả của e-book.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần Hóa học vô cơ lớp 11 - Nâng cao BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM  Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOAĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11- NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM  Nguyễn Thị Thanh Thắm THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 – NÂNG CAOChuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa họcMã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ rất lớn từ thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, các em HS và những ngườithân trong gia đình. Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trang Thị Lân. Sự hướng dẫntận tình và tâm huyết cùng lòng thương mến của cô đã giúp tôi hoàn thành luận vănnày. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Văn Biều, người đã giúp đỡ tôirất nhiều, cho tôi những lời khuyên bổ ích và sự động viên tinh thần rất lớn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ của phòng khoa họccông nghệ và sau Đại Học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốtthời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em HS trường THPT GiaĐịnh, THPT chuyên Hùng Vương, THPT Lê Minh Xuân, THPT Thạnh Lộc và cácanh chị em đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó lànguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đangphát triển như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đanghình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới về mục tiêu,nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó trọng tâm là đổi mới về phương phápdạy học và chú ý đến phương pháp tự học. Như Bác Hồ đã từng nói: “dạy học lấy tựhọc làm cốt”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết định số201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ), mục 5.2nêu rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ truyền thụ trithức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trongquá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhậnthông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lựccủa mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viêntrong quá trình học tập,…”[15]. Điều 24.2. Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh.”[22]. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thôngđược diễn ra theo bốn hướng chủ yếu: - Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh. - Bồi dưỡng phương pháp tự học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy làm sao có thể truyền “ngọn lửa tự học cho học sinh”? Làm sao tạo niềmsay mê hứng thú cho các em? Có lẽ không thể thiếu được vai trò của CNTT. Chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức. Thời đại màCNTT được nhúng ghép vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế xã hội. Chonên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trongdạy học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Theo chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăngcường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, một trong bốn mụctiêu đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở cáccấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợđắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn học”. Tuynhiên vấn đề này hiện nay vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc em chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCHGIÁO KHOA ĐIỆN TỬ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11- NÂNG CAO vớimong muốn phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, tạo niềm hứng thú học tập cho học sinh.2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế SGK điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao nhằm hỗ trợ việctự học của học sinh THPT. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả của e-book.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế SGK điện tử nhằm hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh lớp 11 trường THPT. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ thông.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Nghiên cứu SGK lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng e – book vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT. Nghiên cứu một số phần mềm để thiết kế e –book. Thiết kế SGK điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 (nâng cao). Thực nghiệm sư phạm.5 ...

Tài liệu được xem nhiều: