Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học cá thể hóa ở các trường tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động DHCTH ở các trường tiểu học quận 10, Tp.HCM, để đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm cải thiện kết quả hoạt động DHCTH và chất lượng dạy học của các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học cá thể hóa ở các trường tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Tuyết Lan THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁ THỂ HÓA Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHChuyên ngành: Quản lí Giáo dụcMã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quí báucủa nhiều đơn vị, cá nhân. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Điều hành Chương trình500 thạc sĩ - tiến sĩ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham dự lớp Caohọc chuyên ngành Quản lí Giáo dục. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lí – Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn quí thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho chúng tôi những trithức, kinh nghiệm, bài học quí báu. Đặc biệt, xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai, người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp Cao học khóa 20, chuyên ngành Quảnlí Giáo dục của Thành ủy đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10, Bangiám hiệu và giáo viên các trường tiểu học Điện Biên, Dương Minh Châu, Lê Đình Chinh, HoàngDiệu, Thiên Hộ Dương, Trương Định, Bắc Hải, Hồ Thị Kỷ, Nguyễn Chí Thanh, Võ Trường Toản,Quận 10 đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, viết luận văn. Dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, nhưng chắc chắnluận văn vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầycô và các bạn đồng nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2011 Đặng Thị Tuyết Lan DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT- CBQL : cán bộ quản lí- CQG : chuẩn quốc gia- KT, KN : kiến thức, kĩ năng- CSVC : cơ sở vật chất- DHCTH : dạy học cá thể hóa- ĐDDH : đồ dùng dạy học- GAĐT : giáo án điện tử- GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo- GDTH : giáo dục tiểu học- GV : giáo viên- GVTH : giáo viên tiểu học- K : Khá- KTH : không thực hiện- KTX : không thường xuyên- HS : học sinh- HSTH : học sinh tiểu học- PHHS : phụ huynh học sinh- PPDH : phương pháp dạy học- Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh- Tốt : Tốt- TB : Trung bình- TX : thường xuyên- SGK : sách giáo khoa- X : trung bình- Y : Yếu MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1 Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếptục phát triển mạnh mẽ làm cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi cácquốc gia muốn phát triển bền vững phải quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ caomới đáp ứng được sự thay đổi đó. Từ năm 1994, UNESCO đã chỉ rõ: “Không có một sự thành đạtvà tiến bộ nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Vànhững quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dụcmột cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sựphá sản”. Chính vì vậy, để hội nhập sâu rộng, tiếp cận và hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa, nước taphải đổi mới toàn diện, trong đó việc đổi mới giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng, đang đượcĐảng và Nhà nước quán triệt sâu sắc. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy côngnghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhiệm vụ to lớn nói trên đặt ra yêu cầu cho ngành GD&ĐT là phải nâng cao chất lượng toàndiện, trong đó việc đổi mới nội dung, PPDH, đổi mới quản lí,... là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm“xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đủ sức tiếpthu và vận dụng sáng tạo nền khoa học công nghệ tiên tiến vào sự nghiệp phát triển nước nhà”. 1.2 Luận điểm “trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức” không còn phù hợp trong giaiđoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, HS cùng học một lớp nhưng năng lực của ...