Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ QUẾ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀUChuyên ngành: Quản lí giáo dục LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình tham gia khóa đào tạo, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ quý lãnh đạo, thầy, cô vàđồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến: Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Tâm lý – Giáo dục, Phòng Sau Đại họcvà quý thầy cô giảng dạy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ban Giám Hiệu trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng nghiệp, bạn bè đã đã tạo điều kiện giúp đỡ, khíchlệ, động viên tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Hương đã tận tâm, nhiệt tình, chu đáotrong việc hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khó tránh khỏinhững sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn thêm của quý thầy, cô và các anh chị đồngnghiệp. Bà Rịa, ngày 15 tháng 11 năm 2010 Người thực hiện luận văn Mai Thị Quế DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCB Cán bộCBQL Cán bộ quản lýCB, VC Cán bộ, viên chứcCĐSP Cao đẳng Sư phạmCNH, HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hóaBD Bồi dưỡngĐH Đại họcĐT Đào tạoĐTB Điểm trung bìnhĐNGV Đội ngũ giảng viênHS, SV Học sinh, sinh viênGD - ĐT Giáo dục và Đào tạoGD Giáo dụcGV Giảng viênNNL Nguồn nhân lựcNCKH Nghiên cứu khoa họcQLGD Quản lý giáo dụcSV Sinh viênThS Thạc sĩTS Tiến sĩUBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Trong thế kỷ hội nhập và cạnh tranh - thế kỷ XXI, tất cả các quốc gia đều tìm kiếm con đườngphát triển cho riêng mình: dựa vào nguồn vốn đầu tư, dựa vào tài nguyên, dựa vào lợi thế địa lý, chínhtrị, kinh tế. Song có thể nói rằng, hầu hết các quốc gia đều thống nhất: nguồn lực con người là quantrọng nhất và giáo dục (GD) là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ chosự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giáo dục - đào tạo và khoa học - côngnghệ. Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xãhội” đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta để chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ và văn minh. Để đạt được mục tiêu ấy, giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) có vai trò đặc biệt quantrọng là “Quốc sách hàng đầu”. “Chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội” và “đội ngũ nhàgiáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” [13]. Chỉ có quản lý, xây dựng, phát triển, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo mới nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương (TW) Đảng đã nêu: “Pháttriển GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toànĐảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQL GD) là lực lượng nòng cốt, cóvai trò quan trọng” [1] . Như vậy, phát triển GD - ĐT đã trở thành chiến lược cách mạng mang tínhthời đại sâu sắc và đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết địnhthắng lợi sự nghiệp đổi mới GD, góp phần phát triển đất nước. Trong sự nghiệp GD - ĐT của nước nhà thì giáo dục Đại học đóng vai trò quan trọng trong hệthống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục Đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũgiảng viên là yếu tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định trong truyền thụ và định hướng toàn bộ hoạtđộng tiếp thu lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học; ĐNGV đồng thời là lựclượng trực tiếp tác động, định hướng sự phát triển phẩm chất, nhân cách của người học. Vì vậy, mộtvấn đề hàng đầu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐ, ĐH làvấn đề đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Đặc biệt đối với cáctrường sư phạm, chất lượng của đội ngũ giảng viên sẽ trực tiếp quyết định và ảnh hưởng lâu dài đếnchất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông. Bởi vậy, để phát triển GD - ĐT, vấn đề then chốtlà phải xem trọng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo,đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách. Điều này tùythuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục (QLGD), từ việc hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế,qui trình quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý . Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Sưphạm Bà Rịa – Vũng Tàu theo quyết định số: 4025/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 10 năm 2000của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, trường có nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong việc đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở các bậchọc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: