Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.07 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện các HĐNK môn Vật lí ở trường THPT; đề xuất mô hình HĐNK môn Vật lí có chất lượng, phù hợp với MTGD và áp dụng cho trường THPT chuyên LTV – Đồng Nai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho môn Vật lí 10 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------- Nguyễn Thị Mỹ Hương Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật líMã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ XUÂN HỘI Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này không phải chỉ có công sức của riêng tôi mà tôi đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt thành từ thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô khoa Vật Lí, cùng các thầy cô phòng Khoa học côngnghệ và Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi được họctập và nghiên cứu trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Xuân Hội, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn vàđóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng chân thành cám ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự hỗ trợ tích cực của các thầy côtrong tổ vật lí cùng các học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai, nơi tôi đang công tácvà tiến hành thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn thân thiết của tôi vì đã luôn là chỗ dựa tinhthần vững chắc giúp tôi có thêm niềm say mê trong nghiên cứu khoa học. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang sống là thếkỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng và thái độ để khi rađời người học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một cách chủ động, sáng tạo, vào thếgiới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tronggiáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa mang lạihiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là HĐNK trong nhàtrường phổ thông. Nền giáo dục Việt Nam đã và đang luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho HS, trong đóHĐNK là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. HĐNK là một hoạt động giáo dục cơ bảnngoài giờ học chính thức, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hànhxen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra suốt năm học. HĐNK giúp HS biết coi tri thức vừa là mụcđích nâng cao nhận thức, vừa là phương tiện để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn; biết điều chỉnhhành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp; biết nắm bắt những định hướng chính trị xã hội …Từ đó, rèn luyệncho mình những kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống hợp tác, giao tiếp hiệu quả… Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trường đã đầu tưđúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi ngoại khóa văn học,hóa học, vật lí, ngoại ngữ, …Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay HĐNK vẫn còn làniềm mơ ước xa vời của nhiều trường, bao gồm một số các trường chuyên trong cả nước. Mặt khác, theo một khảo sát về khoảng cách IQ-EQ dành cho HS trường chuyên do Viện nghiêncứu giáo dục – Đại học sư phạm TP.HCM [38] thực hiện cho thấy: HS các trường chuyên có các điểmmạnh về năng lực tư duy, trong đó óc suy diễn, sự tưởng tượng được đánh giá rất cao mà theo HS là dothường vận dụng các năng lực này cho việc học. Hơn nữa, HS có thể làm việc dưới áp lực cao, có nhiềucảm thông với người khác, có sự rõ ràng quả quyết trong việc làm của mình và có nhận thức cá nhân cao.Nhưng chính điều này đã làm HS các trường chuyên có tính cách quyết đoán, ít chịu nhân nhượng. HSchuyên có khả năng nhận thức được bản thân, đây là một kĩ năng không dễ có vì HS cần nhiều can đảm đểđối diện với sự thật về bản thân như vẻ ngoài hay những hạn chế của chính mình, từ đó các bạn tự nhận rađược trạng thái căng thẳng hay tình trạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: