Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,013.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh làm rõ về phương pháp đọc sáng tạo trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT; vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong giờ dạy tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 12 trường THPT và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị MinhChuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn vănMã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN TP. Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đức Ân trong suốt thời gianqua đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Sư Phạm TP. HồChí Minh đã tận tâm hướng dẫn và giảng dạy chúng tôi suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ Văn, Phòng Khoa học Công nghệ -Sau đại học - trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; các cấp lãnh đạo,Sở Giáo Dục và Đào tạo, các Thầy, Cô, học sinh trường THPT Phước Thiền -Nhơn Trạch - Đồng Nai; bạn bè, gia đình…đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nguyễn Thị Minh MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thời gian qua, nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược xây dựng và pháttriển đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng, nền giáo dục nước ta đã cóbước chuyển biến mạnh mẽ. Trước xu thế của lịch sử dân tộc trong giai đoạnhội nhập với thế giới, nhà trường Việt Nam phải không ngừng thay đổi nộidung, phương pháp dạy học để thực hiện nhiệm vụ lớn lao góp phần đào tạothế hệ trẻ có lòng yêu nước, nắm vững kiến thức khoa học, có phẩm chất nănglực của người lao động sáng tạo, nhiệt tình cống hiến vào sự nghiệp chungcủa đất nước. Có thể thấy những nỗ lực của ngành giáo dục trong quá trìnhthực hiện sứ mệnh của lực lượng sản xuất xã hội, góp phần xây dựng nền kinhtế tri thức để bảo đảm cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcthành công. Tuy nhiên, do tác động của hoàn cảnh lịch sử, nền giáo dục nước tahiện nay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, vẫn còn bộc lộ những hạnchế yếu kém. Điều này dễ nhận thấy qua những tồn tại, vấp váp sau khi tiếnhành cuộc cải cách giáo dục Phổ thông lần thứ ba (1980). Vì lẽ đó, bước vàonăm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, Quốc hội khoá X đã có nghị quyết40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 về việc tiếp tục đổi mới giáo dụcPhổ thông. Nghị quyết đã xác định rõ yêu cầu đổi mới nội dung chương trìnhsách giáo khoa và ppdh để nhanh chóng đưa nhà trường nước ta bắt kịp vớitrình độ của giáo dục hiện đại trên thế giới. 1.2. Đến nay, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chỉ thị của Thủ tướngchính phủ về đổi mới giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện việctriển khai biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới ở bậc phổ thông. Đâylà sự nỗ lực vượt bậc của ngành giáo dục trước đòi hỏi của xã hội. Không phảingẫu nhiên, từ lâu nay, dư luận xã hội vẫn quan tâm lo lắng về chất lượng đàotạo của nhà trường. Chất lượng giáo dục được nhìn nhận từ nhiều góc độ, dựatrên những tiêu chí khoa học và sư phạm, trước yêu cầu cấp bách của chiếnlược xây dựng và phát triển đất nước với đà tiến vượt bậc của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ. Bởi thế, vấn đề nổi lên cấp thiết, lôi cuốn sự chú ý củamọi người trong việc đổi mới giáo dục trước hết là việc xây dựng chươngtrình, sách giáo khoa và ppdh. Có thể thấy, đến nay, sau khi HS và GV nắmcác công cụ dạy học trong tay, thực thi những ppdh cụ thể thì những ý kiếntrao đổi, đóng góp, tranh luận quanh chương trình, sách giáo khoa, ppdh, cáchkiểm tra đánh giá vẫn là đề tài được bàn thảo trên các diễn đàn trong và ngoàinhà trường. Các phương tiện thông tin đã đăng tải khá nhiều những ý kiếntrao đổi quanh vấn đề nói trên. Tựu trung, ý kiến bàn luận, góp ý đều xoáyvào những vấn đề nổi bật như chương trình sách giáo khoa còn ôm đồm nặngnề, mang tính hàn lâm, ppdh còn gò bó, xơ cứng, không kích thích sự tìm tòisáng tạo của người dạy và suy nghĩ, hứng thú của người học. Chẳng hạn,trong khuôn khổ của “Diễn đàn đổi mới Phương pháp dạy học” do báo Tuổitrẻ tổ chức tháng 11/2008 tại TP HCM, đã thu hút sự tham gia đóng góp ýkiến của đông đảo GV, cán bộ quản lí giáo dục và những bậc cha mẹ HS.Điều đó cho thấy trách nhiệm nặng nề của nhà trường trước yêu cầu bức báchđối với việc đào tạo lớp trẻ trong bước chuyển biến của đất nước và dân tộc ởthế kỷ XXI. Đó là xu thế tất yếu của giáo dục trong bối cảnh chung của thếgiới. 1.3. Bởi thế, việc nâng cao hiệu quả dạy học vươn kịp trình độ khoa học kỹthuật hiện đại đã và đang là phương hướng vận động của nhà trường hiện nay.Tình hình dạy học văn cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Tuy nhiên, với tínhchất l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: