Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về Hóa học có nội dung gắn với thực tiễn

Số trang: 135      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về Hóa học có nội dung gắn với thực tiễn tiến hành xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan Hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết thực tế, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến Hóa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về Hóa học có nội dung gắn với thực tiễn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Trần Thị Phương Thảo XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬPTRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHI THÚY Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành vào tháng 7/2008. Để hoàn thành cuốn luận văn này, tôixin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS Lê Phi Thúy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quátrình xây dựng và hoàn thành luận văn. PGS. TS Đặng Thị Oanh đã nhiệt tình giúp tôi chọn đề tài luận văn và chu đáo,tận tâm giúp tôi hoàn thành cơ sở lý luận của đề tài. TS Lê Trọng Tín và TS Trịnh Văn Biều đã góp ý chân thành đề cương luậnvăn, giúp tôi xây dựng đề cương luận văn hoàn chỉnh và thực hiện thành công luậnvăn này. Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 16 đã truyền thụ cho tôi những kiếnthức và kinh nghiệm quí báu. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy tại các trường trunghọc phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và trung học phổ thông Trường Chinh đãnhiệt tình giúp tôi thực nghiệm đề tài: Cô Vũ Thị Minh Đức, Phạm Thị Hạnh Thục, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,Nguyễn Bùi Ngọc Quý, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Quận 5,Tp. HCM. Thầy Nguyễn Vạn Thắng, thầy Lê Văn Hồng, giáo viên trường THPT chuyênLê Hồng Phong, Quận 5, Tp. HCM. Cô Đồng Thị Như Thảo, giáo viên trường THPT Trường Chinh, Quận 12, Tp.HCM. Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 Trần Thị Phương Thảo MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáodục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xãhội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Chống tiêucực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục được nhiều địa phương trong toàn quốchưởng ứng. Sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực cả về nội dung lẫn hình thức. Việcđánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cử của học sinh đã bắt đầu được thực hiện bằng phương pháptrắc nghiệm khách quan ở nhiều môn học. Điều này giúp kiểm tra, đánh giá được kiến thức của họcsinh một cách toàn diện, tránh học tủ, học vẹt. Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giác,chủ động trong học tập. Hóa học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tếquốc dân. Trong quá trình học tập, thông qua các bài học có tính thực tiễn, học sinh được củng cốmối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều năm qua do nội dung sách giáo khoa cònnặng về lý thuyết và do điều kiện thực tế của nhiều trường mà việc truyền thụ kiến thức có liênquan đến thực tế còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù sách giáo khoa mới (áp dụng từ năm2007) đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhiều tư liệu thực tế được đưa vào nhưng vẫn còn thiếu một hệthống bài tập hóa học đa dạng và phong phú liên quan đến thực tiễn, để việc dạy và học bộ môn hóahọc được phong phú hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới và hoànthiện phưong pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm vốn kiến thức củamình, tôi quyết định chọn đề tài: “ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học cónội dung gắn với thực tiễn”.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn nhằm: - giúp cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cơ bản về hóa học vào đời sống như thế nào đồng thời giúp cho học sinh thấy rõ được mối quan hệ mật thiết giữa hóa học với đời sống, tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - kiểm tra vốn hiểu biết thực tế, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến hóa học.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.- Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến đời sống .- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn.- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài.4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn.4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học môn Hoá ở trường THPT.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp hệ thống phân tích các tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo có nội dung liên quan đến đề tài.- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan.- Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các sách, các tiểu luận khoa học, báo chí, internet và nhiều tài liệu khác. 5.2. Phương pháp điều tra cơ bản 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đa dạng, phong phú về hóa học thựctiễn. Nếu sử dụng hệ thống này trong quá trình giảng dạy một cách hợp lí, sẽ góp phần gây hứngthú tìm tòi, khao khát khám phá và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.7. PHẠM VI NGHIÊN CỨUHệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về hóa học có nộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: