Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm)

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá giá trị và hạn chế của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn; từ việc nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, chúng tôi góp thêm cơ sở khoa học để khẳng định xu thế vận động, cách tân của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn trước và sau đổi mới 1986; đóng góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học phần văn học địa phương trong nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm) ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== HOÀNG THỊ THÚY NGÀ ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH LONG (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2010Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== HOÀNG THỊ THÚY NGÀ ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH LONG (Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2010Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ NguyễnĐức Hạnh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viênem trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ, giảng viên KhoaSau Đại học và Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạomọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em vượt qua những khó khăn, thách thứctrong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng giáo dục trườngTHPT Vũ Lễ, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ, độngviên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng xong luận văn không tránh khỏi những thiếuxót, hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, cácanh chị và tất cả các bạn để luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễnhơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010 Hoàng Thị Thuý Ngà PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại có nhiều tác phẩm đặc sắc viết về nôngthôn Việt Nam trong những năm tháng trước và sau thời kỳ đổi mới 1986,phản ánh những nỗi đau do nghèo và lạc hậu, căn bệnh” phe cánh họ mạccục bộ,những hủ tục kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác và cả những sailầm vì cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài…bên cạnh những tác giả, tác phẩmnổi tiếng viết về đề tài này như Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắmngười nhiều ma, Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao Tràm, Dương Hướng vớiBến không chồng, Tạ Duy Anh với Lão khổ, Hoàng Minh Tường vớiThuỷ hoả đạo tặc... chúng ta không thể không nhắc tới các nhà văn địaphương đã âm thầm viết và có những thành tựu đáng ghi nhận. Trịnh ThanhPhong, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, là một trường hợp như thế. 2. Sau tiểu thuyết Ma làng” được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnhvà gây tiếng vang lớn trong công chúng, Trịnh Thanh Phong xuất bản tiếp tiểuthuyết Đồng làng đom đóm. Cả hai tiểu thuyết của ông đều viết về đề tàinông thôn với những xung đột thế sự đời tư vừa lâu dài vừa mang tính thờisự. Nghiên cứu tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng ta có thêm cơ sởkhoa học để khẳng định xu thế vận động của văn xuôi Việt Nam đương đạitrước và sau khởi điểm đổi mới 1986 ở đề tài nông thôn. 3. Trong chương trình ngữ văn cấp Trung học cơ sở có 24 tiết dành chovăn học địa phương, theo khảo sát của chúng tôi thì phần văn học địa phươnghiện nay vẫn còn là khoảng trống” ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trongchương trình đào tạo ngành văn của khoa đào tạo giáo viên Trung học cơ sở -Đại Học Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên ở hai chuyên ngành Văn học ViệtNam hiện đại và Lí luận văn học đều có phần văn học địa phương của 6 tỉnhSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1thuộc vùng Việt Bắc. Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng gópthêm một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và sinh viên trong trườngĐại Học Sư Phạm nói chung, cho giáo viên và học sinh cấp Trung học cơ sỏtại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. II. Lịch sử vấn đề Đề tài nông thôn là đề tài tương đối rộng lớn trong văn học Việt Nam.Nó tồn tại tự nhiên trong đời sống văn học cũng như đời sống thường nhật củacon người. Vì đặc thù nước ta là nền văn hóa lúa nước và văn hóa làng xã, làmảnh đất màu mỡ cho văn học nhưng không phải là mảnh đất dễ khai thác vìnông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn mỗi vùng miền lại có một bản sắcvăn hóa đặc trưng. Xung quanh mảng văn học viết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: