Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thụy Vân

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển các khu công nghiệp, xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư tại các KCN; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động trong quá trình hình thành và đầu tư các KCN của tỉnh Phú Thọ; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Thụy Vân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thụy VânBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘINGUYỄN HÀ VIỆTPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀOKHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂNLUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾChuyên ngành: Quản trị Kinh DoanhKhóa: 2009-2011Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thanh HồngPHÚ THỌ, NĂM 2012Luận văn Thạc sỹ QTKDTrường Đại học Bách khoa Hà NộiPHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài.Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đề ra nhiều chủ trươngđúng đắn, nhờ vậy tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong cácchủ trương đó, phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy độngmọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nướcngoài. Khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là KCN), Khu kinh tế ( sau đây gọi tắt làKKT), Khu chế xuất (KCX) được hình thành là một trong những giải pháp quantrọng để thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 20 năm triển khai xây dựng cáckhu công nghiệp, trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã cónhững đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùngvà cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinhnghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết việc làm và thúc đẩy sựphát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.Kể từ khi KCX đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1991. Hiện tại, cảnước đã có 283 (KCN) KCX được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố, với tổng diện tíchđất tự nhiên 70.000 ha, trong đó có hơn 46.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuêchiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, với 171 KCN đã đi vàohoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 112 KCN đang trong đangtrong quá trình đền bù gải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng diệntích đất tự nhiên 26.420 ha.Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chínhphủ, đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổngdiện tích gần 32.000 ha, sau một thời gian thực hiện quyết định nêu trên một sốKCN đã thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển KCNđến năm 2020, số KCN quy hoạch thành lập đến năm 2020 là 209 KCN với tổngdiện tích 64.310 ha.Thực tế quá trình xây dựng và phát triển các KCN,KCX Việt Nam trong 20năm đã qua cho ta thấy những đóng góp quan trọng của KCN,KCX trong thu hútđầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tếNguyễn Hà Việt1Khóa học 2009Luận văn Thạc sỹ QTKDTrường Đại học Bách khoa Hà Nộivà lao động các địa phương trên cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Những đóng góp tích cực của KCN, KCX vào phát triển kinh tế, xã hội trong 20năm qua đã khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước vềxây dựng và phát triển các KCN, KCX.Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việcxây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môitrường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kếtkinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khảnăng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế.Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao khả năng thu hút vôn đầu tư vào KCNhay nói cách khác là nâng cao hiệu quả của các KCN là một vấn đề mà Đảng vàNhà nước, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp vànhân dân trong cả nước đã và đang rất quan tâm.Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía tây Bắc Việt Nam, vị trí địa lý trng tâmcủa vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cầu nối vùng Tây Bắc vớithủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống về phát triển tiểu thủcông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm. Nhằm phát triển Phú Thọ là trung tâmphía tây bắc về kinh tế, xã hội và công nghiệp tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 và19 đã xác định rõ mục tiêu: “Chủ động nắm thời cơ tranh thủ xây dựng các dự ánđầu tư để phát triển những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, hình thành khu côngnghiệp tập trung và đầu tư cơ sở hạ tầng vào khu vực này để thu hút, đón nhận đầutư của các doanh nghiệp trong và ngoài nướcTừ chủ trương trên, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngànhxây dựng quy hoạch các KCN tập trung phù hợp với các điều kiện thực tế của địaphương, đồng thời tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm kêu gọi và thuhút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo của Ban QL các KCN tỉnh Phú Thọ đến hết năm 2010 toàn tỉnhđã có 7 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu côngnghiệp tập trung đến năm 2015, định hướng 2020. Hiện nay đã có 01 KCN đã xâydựng xong hạ tầng đi vào hoạt động, với 47 dự án thứ cấp, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: